Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Bộ Công an đề xuất 7 nội dung công khai trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Thứ tư - 27/03/2024 15:57 402

(CTTĐTBP) - Bộ Công an đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

atgt 17113629998571929725669
Tăng cường thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Bộ Công an cho biết, Thông tư số 67/2019/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (Thông tư số 67/2019/TT-BCA), có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2020 là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác dân chủ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Tuy nhiên, qua hơn 4 năm thực hiện, Thông tư số 67/2019/TT-BCA đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, phát sinh nhiều bất cập.

Cụ thể: Việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng Cảnh sát giao thông có lúc, có nơi chưa khách quan, đúng quy định, lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc với cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông và chia sẻ lên mạng xã hội dẫn đến tư tưởng ngại va chạm, thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ và ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng Cảnh sát giao thông. Bên cạnh đó, các đối tượng chống đối đã lợi dụng xúi giục người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo đi nhiều nơi gây phức tạp cho công tác thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Nhận thức và hiểu biết về trách nhiệm của công dân tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của một bộ phận người dân chưa đầy đủ nên khó khăn trong việc vận động Nhân dân tham gia ý kiến, thực hiện trách nhiệm thông báo cho cơ quan Công an cũng như tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại địa phương.

Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông chưa chịu khó học tập, nghiên cứu tài liệu, chưa gắn việc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông với việc thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn được giao, do vậy khi làm việc trực tiếp với Nhân dân chưa nắm được pháp luật, nghiệp vụ, dẫn đến quá trình xử lý tình huống chưa giải thích thỏa đáng những yêu cầu, hỏi đáp của Nhân dân.

Việc công khai Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính đang bị một số đối tượng lợi dụng để gây khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm công tác tuần tra, kiểm soát trên đường.

Ngoài ra, việc quy định "khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông" còn chưa rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện Thông tư trong thực tế; việc góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua các mạng xã hội như zalo, facebook, App VneTraffic của cơ quan Công an chưa được quy định.

Từ những nội dung nêu trên cho thấy, việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là rất cần thiết.

Công khai Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông

Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Bộ Công an đề xuất nội dung công khai của Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính bao gồm:

1- Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;

2- Tên, địa chỉ, số điện thoại trực ban, hòm thư góp ý, thời gian làm việc, trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan Công an có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về giao thông; địa chỉ thư tín, số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản mạng xã hội zalo, facebook... (nếu có) thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về tình hình trật tự, an toàn giao thông;

3- Trang phục, số hiệu Công an nhân dân và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định;

4- Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện;

5- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;

6- Quyền và nghĩa vụ của công dân khi cán bộ, chiến sỹ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính.

7- Danh sách các phương tiện vi phạm hành chính về giao thông bị phát hiện thông qua hệ thống giám sát trên wbsite csgt.vn để cá nhân, tổ chức tra cứu và thực hiện nghĩa vụ nộp phạt theo quy định.

Nhiều hình thức để Nhân dân tham gia ý kiến

Theo dự thảo, nhân dân tham gia ý kiến thông qua các hình thức sau:

1. Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an;

2. Thông qua điện thoại, hòm thư góp ý;

3. Thông qua Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử; thông qua tài khoản mạng xã hội; App VneTraffic của cơ quan Công an;

4. Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, thôn, xóm); nơi làm việc, học tập;

5. Thông qua các cuộc điều tra xã hội học;

6. Thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tác giả bài viết: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,171
  • Hôm nay123,201
  • Tháng hiện tại7,346,975
  • Tổng lượt truy cập380,467,312
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây