Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Điều tra dân số giữa kỳ

Tổng cục Thống kê thông tin về việc đánh giá lại GDP

Thứ ba - 27/08/2019 08:58 2683

Sáng 16/8, Tổng cục Thống kê đã thông tin chính thức về việc đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP). Trước đó, nhiều chuyên gia bày tỏ quan ngại việc điều chỉnh số liệu về GDP có thể khiến các chỉ tiêu về an toàn nợ công thấp xuống tạo dư địa vay nợ nhiều hơn; thu nhập bình quân đầu người tăng về mặt con số nhưng không cải thiện điều kiện sống...

Tổng cục Thống kê thông tin về việc đánh giá lại GDP

Tổng cục Thống kê khẳng định:

1. Đánh giá lại quy mô GDP không phải là cách tính mới

Có 3 phương pháp dùng để biên soạn chỉ tiêu thống kê tổng sản phẩm trong nước (GDP): phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng và phương pháp thu nhập. Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang sử 3 phương pháp này trong biên soạn GDP. Hàng quý Tổng cục Thống kê dùng phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng và 5 năm sử dụng phương pháp thu nhập.

Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang tiến hành “đánh giá lại quy mô GDP”, đây là nhiệm vụ thường xuyên và định kỳ của bất kỳ một cơ quan thống kê quốc gia nào trên thế giới. Đánh giá lại quy mô GDP được thực hiện theo phương pháp sản xuất, vì vậy không phải là cách tính mới.

Việc rà soát, đánh giá lại quy mô GDP dựa trên phương pháp luận do cơ quan thống kê Liên hợp quốc khuyến nghị, xuất phát từ có nguồn thông tin phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, hoàn toàn không có sự thay đổi về phương pháp tính. Tổng cục Thống kê khẳng định cách tính GDP của Việt Nam hiện nay theo đúng thông lệ quốc tế.

Đây không phải là lần đầu tiên Tổng cục Thống kê tiến hành đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam. Năm 2013, Tổng cục Thống kê đã thực hiện đánh giá lại quy mô GDP cho giai đoạn 2008-2012, trong đó tập trung đánh giá lại ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản (hoạt động nhà ở tự ở, tự có); thay đổi phân ngành kinh tế từ Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân năm 1993 sang Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam năm 2007.

2. Đánh giá lại quy mô GDP là nhiệm vụ cần thiết

Việc đánh giá lại quy mô GDP nhằm đảm bảo theo thông lệ quốc tế

Trong quá trình biên soạn chỉ tiêu GDP ở bất cứ quốc gia nào luôn có những vấn đề phát sinh cần phải rà soát, đánh giá lại cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc đưa ra ba vòng đánh giá lại số liệu GDP nhằm xử lý những bất cập nảy sinh trong quá trình biên soạn số liệu. Vòng 1 và vòng 2 là những đánh giá lại ngắn hạn và được các nước thực hiện thường xuyên trong quá trình biên soạn GDP. Vòng 3 thực hiện điều chỉnh lớn, thường được triển khai khi có kết quả các cuộc tổng điều tra.

Nguồn thông tin đầu vào phục vụ biên soạn chỉ tiêu GDP hàng năm chưa đầy đủ

Mặc dù nguồn thông tin thống kê của Việt Nam ngày càng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu tốt hơn nhưng vẫn chưa đầy đủ về thông tin đầu vào phục vụ biên soạn chỉ tiêu GDP hàng năm. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước chưa được phản ánh kịp thời và đầy đủ trong dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Trong điều tra thống kê - nguồn thông tin chủ yếu và quan trọng của cơ quan Thống kê, điều tra mẫu hàng năm có thể phản ánh được xu hướng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực nhưng chưa phản ánh đầy đủ toàn diện về quy mô giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và quy mô GDP toàn bộ nền kinh tế. Phương pháp thu thập thông tin thống kê truyền thống và những hạn chế, bất cập trong chia sẻ thông tin từ hồ sơ hành chính giữa các bộ, ngành và cơ quan quản lý các cấp dẫn đến số liệu thống kê chưa phản ánh kịp thời sự thay đổi về quy mô và tình hình kinh tế - xã hội hàng năm. Theo thông lệ thống kê quốc tế, khi có nguồn thông tin đầy đủ, toàn diện từ các cuộc Tổng điều tra, từ hồ sơ hành chính các cơ quan Thống kê quốc gia sẽ thực hiện đánh giá lại quy mô GDP.

Đánh giá lại quy mô GDP lúc này là đúng thời điểm. GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Việc đánh giá lại quy mô GDP nhằm phản ánh xác thực quy mô, năng lực của nền kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, việc đánh giá đúng quy mô và tốc độ tăng chỉ tiêu GDP của toàn bộ nền kinh tế và GRDP của địa phương có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo tính đầy đủ về quy mô và so sánh quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, việc đánh giá lại quy mô GDP vào thời điểm này sẽ giúp đưa ra những định hướng đúng cho phát triển đất nước trong 10 năm tới và cụ thể hóa cho giai đoạn 5 năm 2021-2025.

3. Kinh nghiệm quốc tế về đánh giá lại quy mô GDP

Hầu hết các quốc gia có năng lực thống kê tốt đều tiến hành rà soát, đánh giá lại quy mô GDP thường xuyên và định kỳ. Từ năm 2010 đến nay, nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Canada, Đức, Nga, Italia, Croatia, Inđônêxia... đã tiến hành điều chỉnh, công bố lại quy mô GDP và các chỉ tiêu vĩ mô khác có liên quan.

Cuối tháng 7 năm 2013, Mỹ công bố kết quả đánh giá lại quy mô GDP năm 2012 tăng thêm 560 tỷ USD, tăng 3,6% so với số liệu đã công bố. Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành đánh giá lại quy mô GDP (năm 2004, năm 2008, năm 2013 và năm 2015), trong đó năm 2013 đã bổ sung khoảng 305 tỷ USD vào quy mô GDP, tương đương tăng thêm 3,4%; năm 2015 tiếp tục bổ sung 141 tỷ USD vào quy mô GDP, tương đương tăng thêm 1,3%. Năm 2013, GDP của Nga được đánh giá lại tăng 24,3%; Đức tăng 3%; Italia tăng 7%. Năm 2014, GDP của Bulgari đánh giá lại tăng 31,2%; Rumani và Croatia tăng 28,4%...

Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng tiến hành cập nhật phương pháp luận tài khoản quốc gia 2008 (SNA 2008) theo khuyến nghị cơ quan Thống kê Liên hợp quốc và đánh giá lại quy mô GDP giá hiện hành cũng thay đổi đáng kể như: Ghana tăng 60%; Nigeria tăng 59,5%; Maldive tăng 37%; Kenya tăng 25%; Malaysia tăng 3,2%…
 

Ông Robert Dippelsman, Phó trưởng phòng thống kê của IMF 

Theo lời mời của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF đã cử một đoàn công tác sang Việt Nam lần này để giúp rà soát phương pháp đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam.

Rà soát, cập nhật số liệu thống kê về GDP là một việc làm bình thường. Đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển và có tốc độ thay đổi nhanh như Việt Nam thì việc thống kê và rà soát lại GDP là rất cần thiết. Do đó, nhóm chuyên gia IMF đánh giá rất cao việc Tổng cục Thống kê gần đây đã tiến hành những cuộc Tổng điều tra về kinh tế để đảm bảo độ bao phủ 100% tất cả các doanh nghiệp và các hoạt động về kinh tế.

4. Thực hiện 3 nguyên tắc khi đánh giá lại quy mô GDP

Đảm bảo tính toàn diện. Đánh giá lại quy mô GDP phải đảm bảo đầy đủ phạm vi của tất cả các ngành trong nền kinh tế.

Đảm bảo tính thống nhất quy trình và phương pháp tính. Việc rà soát, đánh giá lại quy mô GDP phải theo quy trình chặt chẽ, khoa học, khách quan và thống nhất, đồng thời đảm bảo phương pháp tính theo đúng thông lệ quốc tế.

Đảm bảo tính lịch sử và tính so sánh. Thực hiện đánh giá lại quy mô GDP phải đảm bảo tính lịch sử, phản ánh đúng và rõ hiện trạng, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng năm, từng giai đoạn; thống nhất về lý luận và thực tiễn, đảm bảo sự nhất quán trong so sánh theo chuỗi thời gian và không gian.

5. Phạm vi đánh giá lại quy mô GDP

Thực hiện đánh giá lại quy mô GDP chỉ xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp.

6. Nguồn thông tin sử dụng đánh giá lại quy mô GDP

Thông tin thống kê sử dụng để đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào Tổng điều tra (TĐT) và hồ sơ hành chính của các Bộ, ngành địa phương. Trong giai đoạn 2010-2017, Tổng cục Thống kê thực hiện TĐT nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 và năm 2016, TĐT kinh tế năm 2012 và năm 2017. Đồng thời, công tác chia sẻ thông tin giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) với các Bộ, ngành ngày càng tốt hơn đã giúp thu thập được thông tin từ nguồn dữ liệu hành chính của các bộ, ngành.

7. Quy trình đánh giá lại quy mô GDP

Quy trình tổng thể đánh giá lại GDP được thực hiện theo các bước sau:

- Biên soạn lại chỉ tiêu giá trị sản xuất;

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống chỉ số giá;

- Cập nhật hệ số chi phí trung gian;

- Biên soạn lại chỉ tiêu GDP theo giá trị sản xuất, hệ thống chỉ số giá và hệ số chi phí trung gian đã thực hiện trong 3 bước trên;

- Tính toán lại các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có liên quan; so sánh, đánh giá kết quả đánh giá lại với số liệu GDP và các chỉ tiêu vĩ mô đã công bố; báo cáo giải trình kết quả và kiến nghị.

Mỗi công đoạn trong quy trình tổng thể đều được thực hiện các bước cụ thể: rà soát, đánh giá lại thông tin đầu vào; cập nhật các chỉ tiêu đầu vào; biên soạn lại các chỉ tiêu đầu ra; kiểm tra, so sánh dãy số liệu với số liệu đã công bố; tổng hợp kết quả và giải trình.

8. Thực hiện rà soát, đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam đã nhận diện 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thay đổi quy mô GDP

Có 4 nhóm nguyên nhân làm tăng quy mô GDP và 1 nhóm nguyên nhân làm giảm quy mô GDP. Cụ thể:

- Bổ sung thông tin từ tổng điều tra;

- Bổ sung thông tin từ hồ sơ hành chính;

- Cập nhật lý luận mới hệ thống tài khoản quốc gia 2008;

- Rà soát, cập nhật lại phân ngành kinh tế;

- Cập nhật cơ cấu kinh tế làm thay đổi hệ số chi phí trung gian và chỉ số giá của cả nước (làm quy mô GDP giảm).

9. Đánh giá của chuyên gia và các tổ chức quốc tế về quy trình và nguồn thông tin Tổng cục Thống kê đánh giá lại quy mô GDP

Trong quá trình đánh giá lại quy mô GDP, Tổng cục Thống kê đã làm việc với Đoàn chuyên gia của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tham vấn ý kiến của chuyên gia thống kê Liên hợp quốc để tiếp tục rà soát nguồn thông tin và xem xét đánh giá lại quy mô GDP. Các ý kiến của chuyên gia và tổ chức quốc tế đều thống nhất như sau:

- Tính đầy đủ và kịp thời của các chỉ tiêu thống kê tài khoản quốc gia rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách. GDP là chỉ tiêu quan trọng được sử dụng ở nhiều quốc gia bởi các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan trong việc đánh giá hiệu quả của nền kinh tế. GDP cũng được sử dụng để so sánh quốc tế và là mẫu số trong tính toán các tỷ lệ đòn bẩy và tài chính quan trọng, chẳng hạn như chỉ số nợ công so với GDP.

- Tổng cục Thống kê đánh giá lại quy mô GDP là hoàn toàn phù hợp với thông lệ thống kê quốc tế. Tổng cục Thống kê đã tiến hành rất nhiều cuộc điều tra về các hoạt động kinh tế, hộ gia đình để đảm bảo các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động mới xuất hiện, các hoạt động sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ được nắm bắt và rà soát trong đợt điều chỉnh lần này.

- Tổng cục Thống kê đã cố gắng cải thiện hoạt động thống kê nhằm nâng cao mức độ bao phủ toàn bộ các hoạt động trong nền kinh tế. Để mở rộng cơ sở dữ liệu tính toán, Tổng cục Thống kê đã ký Quy chế Hợp tác chia sẻ thông tin với 10 bộ, ngành liên quan. Đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Tổng cục Thống kê vì đã tăng cường sử dụng thông tin từ các cơ quan Chính phủ khác và mở rộng phạm vi Tổng điều tra Kinh tế nhằm bao phủ nhiều doanh nghiệp hơn. Ngoài ra, có một số sửa đổi do việc áp dụng theo chuẩn mực SNA 2008. Đoàn công tác của IMF ghi nhận rằng các sửa đổi này tuân theo những khuyến nghị của các Đoàn công tác trước đây trong việc tăng cường hợp tác giữa các cơ quan và triển khai SNA 2008 với việc tính toán hoạt động nghiên cứu và phát triển, phần mềm trong tổng tích luỹ tài sản cố định.

- Sau khi đánh giá lại quy mô GDP, số liệu thống kê của Việt Nam sẽ tốt hơn, cung cấp một bức tranh tổng thể sát thực hơn, rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra trong nền kinh tế và trở thành thông tin đầu vào hữu ích cho Chính phủ, các nhà đầu tư và người dùng tin.

- Điều đặc biệt quan trọng là giúp người dùng tin hiểu được lý do của việc đánh giá lại quy mô GDP, đây là công việc bình thường cần làm trong biên soạn tài khoản quốc gia và Tổng cục Thống kê cần có kế hoạch cho việc đánh giá lại quy mô GDP, trong đó việc sửa đổi, điều chỉnh phải minh bạch và có thời hạn cụ thể để người sử dụng thông tin biết.

10. Tác động của đánh giá lại quy mô GDP

Kết quả đánh giá lại quy mô GDP tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế như sau:

- Tạo ra mức tăng đáng kể trong tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người, từ đó tác động đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong các giai đoạn tiếp theo. Sự gia tăng GDP bình quân đầu người có thể dẫn đến sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng hộ gia đình do ước tính mức sống cao hơn hoặc đạt nhanh hơn đến mức quốc gia có thu nhập trung bình cao.

- Việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ không tác động đến mục tiêu tăng trưởng GDP trong kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm có sự thay đổi rất nhỏ.

- Đánh giá lại quy mô GDP làm thay đổi cơ cấu GDP: tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Các chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tuy nhiên mức thay đổi không lớn.

- Phản ánh số liệu thấp hơn đối với nhiều chỉ tiêu tài chính/tài khóa: tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ thuế so với GDP; tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài so với GDP. Sự thay đổi có thể cho thấy khả năng mở rộng dư địa cho thu ngân sách và thuế, cũng như chi tiêu và vay của Chính phủ. Tuy nhiên, khả năng tác động là thấp vì trong thực tế thu ngân sách và thuế dựa trên thu thuế/phí, các tỷ lệ thu liên quan và được quy định bởi các văn bản pháp luật.

- Quy mô GDP và GDP bình quân đầu người tăng lên có thể làm tăng đóng góp của Việt Nam cho các tổ chức quốc tế mà hiện nay Việt Nam đang là thành viên.
 

Ông Emnanuel Manolikakis, chuyên gia tư vấn của IMF

Đối với các quốc gia đang phát triển thì thách thức lớn nhất là làm sao có thể nắm bắt được tất cả các số liệu của các doanh nghiệp một cách kịp thời và đầy đủ, trong khi các doanh nghiệp này đang phát triển với tốc độ khá nhanh.

Đối với Việt Nam, vấn đề lớn nhất chính là sự thay đổi rất nhanh về cơ cấu kinh tế, với nền kinh tế mới và đang phát triển, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn. Ngoài ra, kinh tế hộ gia đình cũng rất khó để có thể nắm bắt được số liệu thống kê một cách kịp thời và đầy đủ. Chính vì vậy, Tổng cục Thống kê trong lần điều chỉnh GDP này đã thực hiện hoàn toàn phù hợp với tất cả các thông lệ quốc tế.

Tác giả bài viết: M.Hồng

Nguồn tin: thoibaonganhang.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,185
  • Hôm nay134,466
  • Tháng hiện tại7,358,240
  • Tổng lượt truy cập380,478,577
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
Tổng cục Thống kê
Phân mềm giao việc_Taskgov
Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành
Chiến lược phát triển TKVN
Tuyển dụng năm 2022
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây