VỀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ BẮT ĐẦU HƯỞNG LƯƠNG HƯU TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2021 CÓ THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỪ ĐỦ 20 NĂM ĐẾN 29 NĂM 6 THÁNG
VỀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ BẮT ĐẦU HƯỞNG LƯƠNG HƯU TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2021 CÓ THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỪ ĐỦ 20 NĂM ĐẾN 29 NĂM 6 THÁNG
Nội dung
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP về chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu.
Theo đó, việc điều chỉnh áp dụng với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2021, có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.
Tùy vào thời gian đã đóng BHXH và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu thì:
Mức lương hưu được điều chỉnh = Mức lương hưu tính theo Khoản 2 Điều 56 hoặc Khoản 2 Điều 74 Luật BHXH 2014 + Mức điều chỉnh.
Trong đó:
Mức điều chỉnh = Mức lương hưu tính tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu X Tỷ lệ điều chỉnh.
Tỷ lệ điều chỉnh được quy định chi tiết trong Bảng tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 153; đơn cử như sau:
- Thời gian đã đóng BHXH 20 năm: 7,27% (năm 2018); 5,45% (năm 2019); 3,64% (năm 2020); 1,82% (năm 2021);
- Thời gian đã đóng BHXH 29 năm 01 tháng – 29 năm 6 tháng: 1,08% (năm 2018); 0,81% (năm 2019); 0,54% (năm 2020); 0,27% (năm 2021).
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 153/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 24/12/2018).
PV.TT THCB.
File đính kèm
Các văn bản cùng thể loại "Nghị định"