Tổ hợp tác phát triển hiệu quả hơn hợp tác xã
Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.268 THT kinh tế với 10.779 thành viên, trong đó có 31 THT thủy lợi, 1.205 tổ, hội xoay vòng vốn và 32 THT nông nghiệp. Quy mô của THT có 8 – 9 thành viên tham gia. Các tổ được thành lập và đi vào hoạt động đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh, liên kết đầu vào, đầu ra cho sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình.
Mô hình HTX rau sạch Anh Đào (Lâm Đồng) không chỉ cung ứng rau sạch trong nước mà phục vụ cả xuất khẩu, thu về lợi ích kinh tế lớn cho thành viên tham gia. Ảnh: vca.org.vn.
Theo đánh giá của Liên minh hợp tác xã tỉnh, hoạt động của các THT kinh tế chủ yếu là giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong liên kết, trao đổi kinh nghiệm sản xuất; hỗ trợ lẫn nhau về bơm nước, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; cùng nhau nhận khoán bảo vệ rừng, phát triển kinh tế hộ và cùng nhau tạo ra một loại sản phẩm có chất lượng, chủng loại đồng nhất.
Một số THT đã xây dựng được các hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thành viên; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên tham gia như: THT nuôi gà thả vườn xã Thanh Lương (Bình Long), THT trồng tiêu an toàn xã Lộc Hiệp (Lộc Ninh), THT nhóm điều xã Tiến Hưng và THT trồng quýt đường xã Tân Thành (Đồng Xoài)…
Các THT phát triển kinh tế hiệu quả nhưng các HTX nông nghiệp thì ngược lại. Đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 85 HTX nông nghiệp với 2.468 thành viên, tổng vốn điều lệ hơn 170 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 29 HTX nông nghiệp đang còn hoạt động với 1.181 thành viên; 56 HTX còn lại không hoạt động (từ năm 2013 đến nay).
Các HTX nông nghiệp chưa có sản phẩm chung, thiếu tính gắn kết, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Các hình thức liên kết sản xuất trong nông nghiệp phát triển còn ít, chậm và gặp nhiều khó khăn. Trong các mô hình liên doanh, liên kết, doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư và phát triển thị trường. Nhưng doanh nghiệp thường không thông qua thương lái thu gom nông sản, chưa quan tâm nhiều đến phát triển liên kết trực tiếp với nông dân. Chính vì sự phát triển chậm và yếu nên HTX nông nghiệp đang hạn chế khả năng đầu tư và liên kết của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Cần đổi mới các hình thức tổ chức kinh tế liên kết
Để các sản phẩm nông nghiệp tỉnh phát triển bền vững, tạo động lực cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới, tỉnh cũng như các THT, HTX cần đổi mới và điều chỉnh lại mô hình hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết.
Cụ thể phải tạo được chuỗi cung ứng, sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm, xây dựng các mô hình liên kết THT, HTX nông nghiệp, hình thức liên kết gắn với tiêu thụ nông sản. Đặc biệt chú trọng phát triển chuỗi giá trị gia tăng có nhãn hiệu, quy trình sản xuất theo quy chuẩn, hợp chuẩn trong nước và quốc tế. Tái cấu trúc thị trường đầu vào, đầu ra; giúp nông dân sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn tham gia vào các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết với doanh nghiệp có uy tín và thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản…
Trước vấn đề đặt ra, mới đây ngày 11/8, ĐĂNG NHẬP HI88
đã ban hành quyết định 1729 về phê duyệt đề án “đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh. Đề án phấn đấu đến hết năm 2017, nâng tỷ lệ HTX nông nghiệp của cả tỉnh đạt khá, tốt lên 50%; 100% mô hình kinh tế hợp tác, liên kết thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại các xã điểm nông thôn mới đạt loại khá, tốt. Phấn đấu đến hết năm 2020, cơ bản hình thành các hệ thống THT, HTX liên kết với các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm cho nông dân trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Cũng theo đề án này, ĐĂNG NHẬP HI88
đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, tham mưu trực tiếp trong việc phối hợp các địa phương, sở ngành liên quan tổ chức triển khai đề án. Tham mưu thành lập phòng kinh tế hợp tác và trang trại trực thuộc Chi cục phát triển nông thôn. Xây dựng các mô hình THT, HTX nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa, phù hợp với từng vùng, từng mặt hàng nông sản./.
Nhật Phong