Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Một số vật nuôi chính ở Bình Phước

Thứ tư - 22/02/2017 16:39 7713
(CTTĐTBP) - Cơ cấu vật nuôi ngày càng ổn định, quy mô ngày càng lớn, chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng... là những thay đổi tích cực trong ngành chăn nuôi Đăng Nhập Hi88 hiện nay.

 

 Theo “Địa chí Bình Phước”, chăn nuôi ở Bình Phước là nghề vốn có truyền thống từ lâu đời. Hầu như các tập quán cũ về chăn nuôi, chế biến và sử dụng sản phẩm cũng như duy trì và phát triển các chủng loại được người dân có ý thức bảo tồn và phát triển. Người dân Bình Phước lúc đầu cũng chưa có nhiều kinh nghiệm về chăn nuôi đại gia súc. Do trồng trọt ngày càng phát triển và có những điều kiện thuận lợi khác, nên người dân đã biết chăn thả gia súc, trước đó chủ yếu chỉ là gia cầm.

 

Cùng với sự du nhập một vài yếu tố của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thời thuộc Pháp, dù không lớn nhưng đã làm thay đổi ít nhiều cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Bắt đầu xuất hiện nhiều hơn việc nuôi các loại gia súc không chỉ để lấy sức kéo, mà còn sử dụng trong sinh hoạt như đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản... Khi các đồn điền cao su được hình thành và mở rộng, nhu cầu vận chuyển tăng, chăn nuôi gia súc lấy sức kéo, lấy phân bón và làm thực phẩm đã thúc đẩy ngành chăn nuôi ở Bình Phước.
 
Các chủng loại gia cầm góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi Bình Phước.
 
Bước vào thời kỳ đổi mới, chăn nuôi có nhiều điều kiện phát triển hơn nhờ các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân đầu tư vốn, mở rộng quy mô, xây dựng các trang trại, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng phát triển bền vững. Người dân đã tận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng để thúc đẩy sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
 
Trâu
 
Đàn trâu ở Bình Phước phát triển tương đối ổn định. Trâu vẫn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu vật nuôi. Nhu cầu sức kéo của trâu trong sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, do được thay thế bởi các phương tiện cơ giới, nhất là ở những vùng kinh tế phát triển.
 
Trước đây, chăn nuôi trâu theo phương thức chăn thả ở các khu vực đất trống, kênh mương, bờ ruộng để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có. Quy mô đàn trâu ở các hộ gia đình thường nhỏ. Để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của kinh tế thị trường, người nuôi trâu cũng đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhất là trong sử dụng thức ăn cho trâu như: Đá liếm, cám tổng hợp, rơm ủ urê. Hiện nay, trâu được nuôi nhiều tại các hộ gia đình ở Bù Đăng, Bù Gia Mập, Bù Đốp và Lộc Ninh.
 
Theo báo cáo của Cục Thống kê Bình Phước, năm 1997, toàn tỉnh có 13.773 con, năm 2008 là 19.052 con, năm 2010 giảm xuống còn 18.977 con. Đến năm 2013, số lượng đàn trâu chỉ còn 14.365 con. Số lượng đàn trâu giảm là do thiếu thức ăn vì các vườn cây lâu năm đã lớn và khép tán, người dân dùng nhiều thuốc diệt cỏ khiến nguồn thức ăn cho trâu ngày càng ít.
 
 
Chăn nuôi bò ở Bình Phước rất phát triển, chủ yếu nuôi bò sinh sản, lấy thịt và phục vụ sức kéo. Do thịt bò được ưa chuộng, giá cao hơn thịt heo, gà và giá trị kinh tế cao hơn thịt trâu nên được đầu tư chăn nuôi. Giống bò vàng Việt Nam khá phổ biến ở Bình Phước (bò cái đã trưởng thành có trọng lượng từ 180 đến 200 kg, bò đực khoảng 320 – 370 kg). Giống bò lai Sind là giống lai giữa bò vàng Việt Nam và bò Ấn Độ, được nhập vào Nam Kỳ từ những năm 1920, 1930 và được đưa vào nuôi đại trà ở vùng Bình Phước. Giống bò này thân hình cao lớn (bò cái trưởng thành có trọng lượng khoảng 300 kg, bò đực trên 500 kg), giống bò này có sức kéo rất tốt. Ngoài ra, loại bò này cũng được nuôi để lấy thịt.
 
Nuôi bò là hướng đầu tư có hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, tỉnh chưa có những trang trại bò lớn, chủ yếu nuôi ở các hộ gia đình mà việc đầu tư của người dân cho nuôi bò chưa được chú trọng. Năm 2010, toàn tỉnh có 63.961 con bò, đến năm 2013, giảm còn 29.123 con. Cũng giống như chăn nuôi trâu, số lượng bò giảm mạnh là do thiếu thức ăn vì các vườn cây lâu năm đã lớn và khép tán, cùng với việc các công ty cao su không cho chăn thả bò trong các lô cao su nữa. Bên cạnh đó, người dân dùng nhiều thuốc diệt cỏ, làm cho nguồn thức ăn cho bò ngày càng ít.
 
Heo
 
Trước đây, heo được nuôi chủ yếu ở hộ gia đình, với giống heo nội. Loại heo này năng suất không cao, nhỏ, lớn chậm, trọng lượng tối đa khoảng 50 kg, mỗi lứa đẻ 5 - 6 con, nhưng thịt thơm, ngon, nhiều nạc so với các giống khác, được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, số lượng heo này rất nhỏ so với heo nuôi công nghiệp. Ở các vùng sâu, vùng xa, người dân nuôi heo theo cách truyền thống ở chuồng đất, hoặc thả rông.
 
Để tiết kiệm chi phí về thức ăn, một số hộ dân thực hiện nuôi heo kết hợp với nấu rượu để lấy bã cho heo ăn, tận dụng các thức ăn thừa của gia đình và các quán ăn, nhà hàng, rất ít khi có thức ăn riêng như rau và cám. Giống heo này vẫn được duy trì và nuôi ở hầu hết các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.
 
Cũng như đối với các vật nuôi khác, người dân đã dần nuôi heo theo hướng sản xuất hàng hóa. Toàn Đăng Nhập Hi88 có 151 trang trại chăn nuôi heo, phần lớn chăn nuôi gia công với công ty nước ngoài, với gần 194.642 con, tập trung nhiều ở huyện Hớn Quản, Chơn Thành. Heo là vật nuôi quan trọng trong các hộ gia đình ở Bình Phước. Từ năm 1997 đến năm 2013, số lượng heo tăng liên tục hằng năm.
 
Gia cầm
 
Các chủng loại gia cầm góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi và tạo cho Bình Phước những thế mạnh và sự vững chắc trong nông nghiệp. Đàn gà ở Bình Phước lúc đầu chỉ có tính chất chăn nuôi gia đình, giờ đã được phát triển theo hướng công nghiệp, năm 2013 đã có 60 trại gia cầm nuôi theo kiểu công nghiệp với tổng đàn là 4.017.000 con. Tuy nhiên, tập quán nuôi gà thả vườn, thả rẫy vẫn rất phổ biến. Nhu cầu tiêu thụ gà ta thả vườn luôn ở mức cao, giá bán loại gà này thường cao hơn gà nuôi theo lối công nghiệp của các trang trại. Các loại gà công nghiệp được nuôi theo phương thức nhốt trong chuồng, trại đúng tiêu chuẩn (bảo đảm đúng kích thước, nhiệt độ và thức ăn) đạt điều kiện vệ sinh thú y, an toàn sinh học. Tiêu biểu là trại gà lạnh Hùng Nhơn, mỗi năm trại gà này cung cấp ra thị trường 4.500 tấn gà sạch.
 
Trong đàn gia cầm, còn có nhiều chủng loại khác như vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu, đặc biệt chim bồ câu Pháp đang được đầu tư nuôi nhiều ở các hộ gia đình. Theo báo cáo của Cục Thống kê Bình Phước, năm 1997, toàn tỉnh có 843 ngàn con gia cầm, thì đến năm 2013 đã tăng lên 4.017 ngàn con gia cầm./.
 
TT.THCB

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,417
  • Hôm nay16,758
  • Tháng hiện tại6,896,714
  • Tổng lượt truy cập380,017,051
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây