Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Nghệ nhân dệt thổ cẩm Thị Giôn: Gương phụ nữ điển hình người dân tộc thiểu số

Thứ hai - 03/08/2015 10:06 2985

Nghệ nhân dệt thổ cẩm Thị Giôn: Gương phụ nữ điển hình người dân tộc thiểu số

(CTTĐTBP) - Từ đôi bàn tay tài hoa và khéo léo, những họa tiết hoa văn truyền thống của người S’Tiêng được chị Thị Giôn (Chi hội trưởng phụ nữ ấp Lồ Ô, xã Thanh An, Hớn Quản) thể hiện hài hòa, bắt mắt trên từng mét vải thổ cẩm. Trong 2 năm (2012 – 2014), sản phẩm thổ cẩm của cơ sở chị được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh.

Chị Thị Giôn bên các sản phẩm dệt thổ cẩm của mình.

 

Là người con của đồng bào dân tộc S’Tiêng, ngay từ khi 6 tuổi, Thị Giôn đã được làm quen với khung cửi, sợi bông, xa quay, nhuộm sợi… Đến năm 10 tuổi, cô bé Giôn đã tự tay dệt cho mình những tấm vải choàng, khăn quàng cổ, áo, váy. Với truyền thống gia đình nhiều đời làm nghề dệt thổ cẩm, lại có đam mê chịu khó học hỏi từ nhỏ, nên chị không chỉ biết dệt thổ cẩm thông thường như áo cộc tay, váy ngắn, váy dài, khố mà còn dệt được những sản phẩm thị trường hiện nay ưa chuộng như: Túi xách, ví, tranh treo tường, tấm rèm…
 
Hơn 35 năm gắn bó với nghề, chị luôn tâm niệm rằng phải lưu giữ, bảo tồn và phát huy được nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong các ấp, sóc, buôn làng. “Để thực hiện được điều đó, tôi đã vận động từng chị em trong ấp giữ lại nghề. Mặt khác, tôi tự nguyện mở các lớp truyền dạy nghề miễn phí, vận động chị em phụ nữ trẻ người S’Tiêng theo học để bảo tồn một trong những di sản văn hóa vật thể độc đáo trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương”, chị Giôn chia sẻ.
 
Đến nay, chị đã mở được 2 lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho 62 chị em nữ; mở cơ sở dệt thổ cẩm truyền thống tại gia đình, thu hút 30 phụ nữ S’Tiêng tham gia. Nhiều
 
Với vai trò là Chi hội trưởng phụ nữ ấp Lồ Ô, chị Giôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và gương mẫu chấp hành, vận động gia đình cán bộ, hội viên và quần chúng phụ nữ thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; các quy định của thôn, ấp; chấp hành tốt điều lệ và nghị quyết của hội phụ nữ. Bên cạnh đó, chị còn gần gũi, sẻ chia, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của chị em để kịp thời động viên, giúp đỡ chị em phát triển kinh tế gia đình, yên tâm sinh hoạt hội.
 
chị em không có điều kiện tham gia ở cơ sở của chị, chị Giôn động viên, khuyến khích và hỗ trợ để chị em tham gia dệt tại nhà. Những sản phẩm của chị em làm ra đều được chị thu gom, mua lại đem đi bán, hoặc giới thiệu sản phẩm ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.
 
Năm 2010, chị Giôn mạnh dạn đứng ra xin thành lập cơ sở dệt thổ cẩm và may các loại trang phục thổ cẩm. Chị đã chủ động liên hệ với các siêu thị, hội chợ trong và ngoài tỉnh để giới thiệu sản phẩm. Hiện nay, sản phẩm của cơ sở chị được bày bán tại các tỉnh: Bình Phước, Bạc Liêu, Đắk Nông, Bình Thuận. Mô hình này đã tạo việc làm cho 23 chị em trong chi hội, đồng thời hỗ trợ cho 3 chị đi học may để nâng cao tay nghề. Với những cố gắng, nỗ lực của bản thân, năm 2012 chị được ĐĂNG NHẬP HI88 công nhận là nghệ nhân dệt thổ cẩm; năm 2015 chị được Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh giới thiệu là đại biểu điển hình của phụ nữ dân tộc thiểu số trong tỉnh tham gia Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ ba do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức./.
 

 Kim Loan (Hội LHPN tỉnh)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,462
  • Hôm nay48,037
  • Tháng hiện tại6,927,993
  • Tổng lượt truy cập380,048,330
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây