Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Nghệ thuật kiến trúc truyền thống ở Bình Phước

Thứ năm - 30/03/2017 17:11 6864
(CTTĐTBP) - Thành đất đắp tròn; kiến trúc đình, chùa là chứng tích về nghệ thuật kiến trúc cổ xưa còn lưu giữ ở Bình Phước. Các kiến trúc này có tính dân tộc và tính địa phương phong phú, có bản sắc riêng biệt, độc đáo.
 

Thành đất đắp tròn

 
Theo Địa chí Bình Phước, các công trình đắp đất có dạng hình tròn ở Lộc Thắng, Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh là một chứng tích về nghệ thuật kiến trúc cổ xưa và độc đáo của các cộng đồng dân cư cổ sống ở Bình Phước. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thông tin: Tại thời điểm tháng 6/2011, trên địa bàn tỉnh có 26 điểm di tích thành đất đắp tròn được phát hiện, khả năng còn rất nhiều thành tròn chưa được biết đến trên địa bàn tỉnh.
 
Cấu tạo điểm di tích Lộc Tấn gồm 2 vòng thành được đắp cao chạy song song, ở giữa 2 vòng thành là hào sâu, điểm di tích này đã bị trồng cao su. Ảnh: TS Nguyễn Trung Đỗ.
 
Người tiền sử đắp các vòng đất cao và các hào sâu tạo thành các đường tròn dạng thành, là nơi cư trú có phòng ngự của các cộng đồng dân cư cổ. Bình Phước là địa bàn duy nhất ở Nam Bộ và cả nước có loại hình di tích này. Ngoài ra, ở Đông Bắc Campuchia (giáp ranh Bình Phước) cũng có các di tích đồng dạng. Việc nghiên cứu và hệ thống hóa tư liệu loại hình di tích này là điều kiện để UNESCO công nhận thành đất đắp tròn  là di sản văn hóa thế giới. 
 
Hầu hết những di khảo phát hiện trên địa bàn tỉnh ẩn khuất dưới những tán cao su của các đồn điền. Những di khảo này tiềm ẩn nguy cơ bị phá hủy bởi chưa có bản đồ phân bố các di tích để các địa phương có căn cứ quản lý, bảo vệ. Mặt khác, do đặc điểm của thành đất đắp cao và có các rãnh sâu gây cản trở cho quá trình canh tác, cày xới bằng phương tiện cơ giới nên dễ dàng bị người dân phá hủy. Do đó, việc nghiên cứu chuyên sâu các điểm di tích thành đất đắp tròn ở Bình Phước có kết hợp với mối liên hệ vùng với các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Bình Dương, Đắk Lắk và một số tỉnh Đông Bắc Campuchia có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng. Việc nghiên cứu giúp làm rõ quá trình định cư, di cư, khai thác, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng người cổ ở Đông Nam bộ; đồng thời phục vụ cho quá trình nghiên cứu khảo cổ học ở Bình Phước và Việt Nam.
 
Kiến trúc đình, chùa
 
Theo Địa chí Bình Phước, kiến trúc đình, chùa với nhiều nét đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật kiến trúc của tỉnh nhà. Qua tìm hiểu cho thấy, tại các đình, chùa có các công trình điêu khắc, trang trí kiến trúc, đồ thờ, khám thờ... lưu giữ nguyên giá trị nghệ thuật của nghề chạm khắc gỗ. Căn cứ vào các công trình phố xá, đình chùa, đền miếu được xây dựng ở địa phương, có thể thấy nghề mộc và nghề chạm trổ có mặt ở Bình Phước từ khá sớm.
 
 
Chùa sóc Lớn trên địa bàn xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh. Ảnh tư liệu.
 
Những sản phẩm điêu khắc gỗ thể hiện trình độ tạo tác, óc sáng tạo tuyệt vời của những người thợ lành nghề. Điêu khắc gỗ ở Bình Phước cũng giống như nhiều miền khác, có đủ các loại hình: chạm lộng, chạm nổi (phù điêu), chạm chìm (khắc) và tượng tròn. Chạm lộng là loại hình điêu khắc gỗ phổ biến hơn so với chạm nổi và chạm chìm. Chạm lộng là nghệ thuật điêu khắc gỗ cho các bao lam cột, bao lam trang thờ (khám thờ) và các ô lồng (khuôn bông). Quan sát các đình, miếu, đền, chùa và các ngôi nhà cổ rất dễ nhận ra sự phong phú của các đồ án trang trí chạm lộng ở Bình Phước.
 
Chạm nổi thường thấy ở phần trang trí các hoành phi đại tự, cuốn thư, câu đối, liễn đối, bài vị, ngai thờ. Chạm chìm thường thấy ở các cánh cửa đền, miếu, chùa, đình; các mảng trang trí chính ở hương án của đình, cùng với các dải viền trang trí liễn đối và cột. Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở Bình Phước thường thể hiện các đồ án trang trí cổ. Các đồ án hoa văn trang trí thường thấy là Tứ linh (long, lân, quy, phụng). Về long, có long ẩn vân, long hí thủy, lưỡng long tranh châu, dây lá hóa rồng, rồng ổ, rồng cuộn... Về lân, có lân mẫu xuất lân nhi, lân hí cầu, lân giỡn tiền điện... Về phụng, đề tài tích hợp hoặc mẫu đơn - phụng, hoặc phụng vũ. Ngoài đề tài Tứ linh, phổ biến là các đề tài cảnh vật cặp đôi truyền thống: trúc - tước, tùng - lộc, cúc - trĩ, dương - mã, liên - áp. Ở chùa, ngoài các đề tài trên còn có các đề tài: Bát tiên quá hải, Thập bát La Hán trên các bao lam./.
 
Thanh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,305
  • Hôm nay16,229
  • Tháng hiện tại6,896,185
  • Tổng lượt truy cập380,016,522
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây