Biểu diễn cồng chiêng phục vụ khách tham quan trong nhà dài.
Trong ngôi nhà dài được chia làm 2 phần: Phần quan trọng nhất là để ngủ, chiếm quá nửa diện tích ngôi nhà; phần còn lại là bếp và nơi để các vật dụng, dụng cụ lao động sản xuất. Nhà ở vừa có công năng cho con người cư trú và sinh hoạt, vừa thể hiện tư duy thẩm mỹ trong nhận thức của cộng đồng người S’Tiêng. Tuy nhiên, nhà dài và cách làm nhà truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng) có 2 nhà dài, mỗi nhà dài truyền thống có diện tích hơn 178 m2. Sau khi tiếp nhận và tổ chức hoạt động tại khu bảo tồn, Ban Quản lý di tích tỉnh đã nhận thấy những khó khăn, tồn tại cần khắc phục để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tham quan, nghiên cứu ngày càng tăng của nhân dân và du khách. Trong đó, việc phục dựng, tái hiện không gian sinh hoạt nhà dài truyền thống đồng bào dân tộc S’Tiêng là một nhiệm vụ cấp thiết.
Một số vật dụng, dụng cụ lao động trưng bày trong nhà dài ở Khu bảo tồn sóc Bom Bo.
Sau một thời gian tổ chức nghiên cứu thực tế không gian sinh hoạt nhà dài truyền thống tại Bình Phước, chủ yếu tại nhà dài của già làng Điểu Đố (sóc Bù Môn, thị trấn Đức Phong, Bù Đăng) và tổ chức sưu tầm được 155 hiện vật, vật dụng, Ban Quản lý di tích tỉnh đã tiến hành tổ chức trưng bày tại 1 nhà dài thuộc khu bảo tồn nhằm phục vụ khách tham quan. Không gian trưng bày bao gồm phục dựng sạp ngủ lồ ô, bếp, sạp củi, sạp chén bát. Việc phục dựng, tái hiện không gian sinh hoạt truyền thống tại nhà dài giúp cho du khách có góc nhìn đầy đủ hơn, trực quan hơn về không gian sinh hoạt và văn hóa truyền thống đồng bào S’Tiêng.
Khi đến với Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo, du khách còn có cơ hội được trải nghiệm thực tế với nhiều hoạt động thú vị như giã gạo, bắn nỏ, chở gùi nước. Đêm xuống, du khách cùng nhau đốt lửa trại, nhâm nhi những tố rượu cần cùng với những món ăn đặc trưng của đồng bào S’Tiêng, hòa mình vào những điệu múa cồng chiêng say mê lòng người.
Trong tương lai không xa với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ĐĂNG NHẬP HI88
và các cấp chính quyền, chắc chắn Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo sẽ là điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách khi đến Bình Phước./.
Lê Phương