Thông tin trên vừa được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết trong báo cáo tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh từ đầu mùa khô đến hết tháng 2/2016.
Để chủ động đối phó tình hình hạn hán, ĐĂNG NHẬP HI88
đã ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng chống hạn hán trên địa bàn tỉnh năm 2016.
Trong báo cáo này, Sở NN&PTNT cho biết thêm trên địa bàn tỉnh hiện có 66 công trình thủy lợi. Trong đó, có 59 hồ chứa, 6 đập dâng và 1 trạm bơm đang vận hành khai thác với năng lực thiết kế tưới cho 17.657 ha sản xuất nông nghiệp, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt và công nghiệp 89.809 m3/ngày đêm.
Trên thực tế, tổng dung tích các hồ chứa thủy lợi hiện tại là 83,7 triệu m3, còn thiếu so với dung tích thiết kế khoảng 20 triệu m3. Do đó, Sở NN&PTNT dự báo diện tích cây trồng bị ảnh hưởng trong mùa khô hạn năm nay khoảng 36.000 ha. Cây trồng chủ yếu bị ảnh hưởng hạn hán là tiêu, cà phê, ca cao và cây ăn trái.
Tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương, trên địa bàn tỉnh hiện đã có trên 19.000 ha diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán. Trong đó, diện tích cây trồng trên cạn thiếu nước tập trung tại khu vực xã Thanh Lương (thị xã Bình Long) và rải rác trên địa bàn các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng, Hớn Quản.
Ngoài ra, có 6 huyện, thị xã có số dân thiếu nước sinh hoạt tương đối lớn. Dẫn đầu là huyện Bù Đốp với khoảng 30% dân số thiếu nước sinh hoạt; kế đến thị xã Bình Long với khoảng 20% dân số thiếu nước sinh hoạt, tập trung chủ yếu tại 2 xã Thanh Lương, Thanh Phú. Huyện Đồng Phú có khoảng 13% dân số, Lộc Ninh khoảng 12% dân số, Bù Gia Mập khoảng 4% dân số, Hớn Quản khoảng 3% dân số thiếu nước sinh hoạt. 5 huyện, thị xã còn lại (Đồng Xoài, Chơn Thành, Bù Đăng, Phú Riềng, Phước Long) có số hộ dân thiếu nước sinh hoạt với tỷ lệ thấp hơn, tập trung chủ yếu ở các khu dân cư trung tâm xã và cụm dân cư đồng bào dân tộc./.
Thế Sơn