(CTTĐTBP) - Ngày 8/5, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có buổi làm việc với UBND huyện Bù Đăng về phối hợp công tác tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề thủ công truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người M’nông tại xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và các xã Đăk Nhau, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, huyện Bù Đăng.
Thổ cẩm là một trong những sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc M’nông ở xã Thọ Sơn, Đăk Nhau, Đồng Nai, Phú Sơn, huyện Bù Đăng và xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập. Theo quan niệm của người M’nông, nhà nào có nhiều thổ cẩm được coi là giàu có, sang trọng. Thổ cẩm thường được mặc trong các dịp lễ, tết cổ truyền và các ngày quan trọng của người M’nông, đồng thời được dùng làm quà tặng cô dâu và hai bên thông gia trong ngày cưới.
Để có một sản phẩm thổ cẩm hoàn thiện, đồng bào M’nông phải thực hiện qua rất nhiều công đoạn. Thông thường để làm ra một tấm thổ cẩm, người làm nhanh phải dệt 1 - 2 tuần.
Trong những năm gần đây, việc dệt thủ công không còn phổ biến và chủ yếu là người lớn tuổi, bởi nhiều lý do (việc dệt thủ công đòi hỏi người dệt phải tỉ mỉ, sáng tạo, kiên trì; giá thành bán ra chưa tương xứng với công lao động; nhu cầu thị trường về sản phẩm này...).
Theo kế hoạch, lễ công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề thủ công truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người M’nông tại Bình Phước sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tới đây, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng). Lễ công bố diễn ra nhiều hoạt động: Chiếu phim tư liệu giới thiệu về di sản; báo cáo về giá trị, ý nghĩa và công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch về di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề dệt thổ cẩm; trưng bày các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân trình diễn dệt thổ cẩm...
Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào M’nông tại Đăng Nhập Hi88
. Đây sẽ là tiền đề góp phần quảng bá và đưa sản phẩm thổ cẩm vươn xa, đáp ứng nhu cầu thị trường, phục vụ thương mại, du lịch và là động lực để người dân tiếp tục bảo tồn, giữ gìn và phát huy nghề truyền thống này./.