Với những đặc điểm này, nên sau những năm đất nước được giải phóng, cây điều đã trở thành cây tiên phong để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và cũng là cây tiên phong để xây dựng những vùng kinh tế mới. Những năm tiếp theo, diện tích cây điều được tăng lên khá nhanh ở các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự phát triển về diện tích là sự khẳng định về hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như môi trường. Do đó, đến năm 1990, cây điều được xác định là cây công nghiệp.
Quá trình từ du nhập cho đến khi được khẳng định là cây công nghiệp đa mục đích ở Việt Nam cũng chính là quá trình được khẳng định là cây công nghiệp đa mục đích, chủ lực ở Bình Phước. Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiện, kinh tế - xã hội đã hình thành cho Bình Phước những điều kiện lập địa mang những nét đặc sắc riêng. Những nét đặc sắc này cùng với thời gian đã hình thành cho Bình Phước những loài cây trồng, vật nuôi mang trong mình những phẩm chất nổi trội, có sự khác biệt so với những địa phương khác. Đó chính là những tính chất đặc biệt, đặc trưng của một số loài cây trồng, vật nuôi ở Bình Phước, mà tiêu biểu là cây điều.
Theo Niên giám thống kê Đăng Nhập Hi88
năm 2019, diện tích, sản lượng và năng suất của cây điều ở Bình Phước được minh họa ở Hình 01, 02, 03 và Bảng 01 cho thấy: Từ năm 2010 đến năm 2016, diện tích điều giảm từ 155.746ha xuống còn 134.204ha (giảm 21.542ha). Nhưng từ năm 2016 đến năm 2019, diện tích cây điều thay đổi không đáng kể, tương đối khá ổn định.
Tổng sản lượng hạt điều biến động từ 96.813 tấn (năm 2017) đến 140.525 tấn (năm 2019) với độ lệch biến động là 43.712 tấn. Nhưng nếu so với năm 2010 thì tổng sản lượng hạt điều năm 2019 trên địa bàn tỉnh là gần như không thay đổi, chỉ ở mức 139.982 - 140.525 tấn (chênh lệch 543 tấn).
Từ năm 2010 đến năm 2019, năng suất hạt điều nhìn chung chỉ biến động từ 0,9 - 1,14 tấn/ha, với độ lệch biến động khoảng 0,24 tấn/ha. Riêng năm 2017, năng suất điều chỉ đạt 0,72 tấn/ha. Điều này cho thấy năng suất điều chưa được cải thiện.
Diện tích cây điều phân bố không đều, tập trung chủ yếu là ở các huyện Bù Đăng, Đồng Phú, Bù Gia Mập, Phú Riềng. Đây là những huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Diện tích điều lớn nhất ở huyện Bù Đăng và nhỏ nhất là ở huyện Chơn Thành.
Với những số liệu thực tế về diện tích, sản lượng và năng suất điều nêu trên có thể rút ra những vấn đề sau:
Điều kiện lập địa của Bình Phước không những phù hợp với sinh trưởng của cây Điều mà còn tạo cho cây điều những đặc điểm đặc biệt về chất lượng sản phẩm hạt điều.
Diện tích điều ở Bình Phước phát triển mạnh từ những năm 2010 trở về trước. Từ năm 2010 đến nay, xu thế diện tích là giảm xuống và duy trì khá ổn định ở mức gần 140.000ha trong 5 năm gần đây.
Tổng sản lượng hạt điều có biến động nhiều ở các năm, nhưng tổng sản lượng của năm 2010 và năm 2019 thì gần như không thay đổi. Nói cách khác là chưa cải thiện được sản lượng hạt điều trong 10 năm qua.
Năng suất điều chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố rủi ro bất khả kháng trên phạm vi rộng, như thời tiết, sâu bệnh hại.
Ngoại trừ năm 2017, từ năm 2010 đến năm 2019, năng suất điều chỉ dao động khoảng 1 tấn/ha; chưa tạo ra sự khác biệt giữa các năm, các giai đoạn; xu thế tăng dần chưa rõ ràng. Nói cách khác, chưa khẳng định được sự tăng trưởng năng suất hạt điều trong 10 năm qua.
Cây điều đã là cây công nghiệp đa mục đích, chủ lực và mang tính chiến lược của Bình Phước. Nhưng thực trạng trong 10 năm qua gần như năng suất và sản lượng chưa được cải thiện rõ rệt. Chính vì vậy, địa phương cần có những nghiên cứu sâu về lai tạo giống mới, sinh lý thực vật, công nghệ sinh học và kỹ thuật thâm canh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp cải thiện năng suất và sản lượng điều ở Bình Phước theo chủ trương của tỉnh. Những nghiên cứu này không những phải thực hiện với nội dung phong phú và trên phạm vi rộng, mà còn cần thời gian dài. Vì vậy, cũng cần phải xây dựng lộ trình nghiên cụ thể, đặc biệt là lộ trình nghiên cứu để tạo ra những giống điều chất lượng tốt cho Bình Phước./.