Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Tăng cường đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ năm - 03/10/2024 16:18
(CTTĐTBP) - Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 293-KH/TU ngày 30/9/2024 về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
a0308
Hội Nông dân tỉnh ký kết thỏa thuận với Tập đoàn An Nông. Ảnh: BPTV​​​​​​

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu triển khai 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, quan tâm đến công đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, coi trọng chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất lớn. 

Xây dựng các mô hình kết nối giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động ở địa phương; xây dựng chính sách tạo đột phá trong phát triển nhân lực, cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. 

Xây dựng các chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động trong các khu công nghiệp, bộ đội, công an xuất ngũ, người cao tuổi còn đủ sức khỏe có nhu cầu tham gia thị trường lao động. Huy động sự tham gia, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Hai là, đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 

Triển khai thực hiện có hiệu quả “Đề án tăng cường giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đào tạo nghề gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2030. 

Tăng cường giáo dục nghề nghiệp, kiến thức, pháp luật kinh doanh, khởi nghiệp, các kỹ năng mềm và đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn. Chú trọng đào tạo việc thực hành; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo.

Đổi mới căn bản công tác hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục phổ thông phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư vấn nghề; tập trung đào tạo lại nguồn nhân lực nông thôn, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, gắn với bảo tồn, phát huy không gian văn hoá khu vực nông thôn,… góp phần xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại.

Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nâng cao dân trí và đời sống của người dân nông thôn; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Truyền thông, quảng bá, nhân rộng những mô hình hay, điển hình trong dạy nghề và sản xuất kinh doanh tại địa phương.

Bốn là, đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho người dân, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số khu vực nông thôn, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tận dụng hiệu quả cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đào tạo nghề gắn với phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, phù hợp với nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; thúc đẩy tích hợp đa giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương.

Có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế hợp tác xã khu vực nông thôn. Triển khai các chương trình, đề án đào tạo, đào tạo lại phục vụ chuyển đổi nghề cho người dân do biến đổi khí hậu và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Năm là, bảo đảm nguồn lực, các điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xây dựng chính sách hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu việc làm sau đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nghề.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề, nhất là ở những ngành, nghề, những nơi có điều kiện; khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 

Tiếp tục đầu tư đồng bộ, bảo đảm cơ sở vật chất cho đào tạo nghề, nhất là những nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp có chất lượng; huy động sự tham gia của các nhà khoa học, các nghệ nhân, doanh nhân, người sản xuất giỏi, lao động có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao cho các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc căn cứ tổ chức phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 37-CT/TW và Kế hoạch 293-KH/TU và xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Trong đó, chú trọng đến việc rà soát, hoàn thiện hoặc kiến nghị, đề xuất sửa đổi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, để góp phần nâng cao chất lượng cho lao động nông thôn.

Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật. Đến năm 2025, tuyển sinh đào tạo khoảng 80.000 lao động, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 20%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 31%; tỷ lệ học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, cao đẳng ra trường có việc làm đạt trên 85%. Phấn đấu có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Phát triển năng lực đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng của các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh lên 5.000 học viên/năm; ít nhất 30% cơ sở GDNN và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau sắp xếp từng bước thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật.

Đến năm 2030, phấn đấu tuyển sinh đào tạo khoảng 120.000 lao động, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 20%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%; tỷ lệ học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, cao đẳng ra trường có việc làm đạt trên 90%. Tiếp tục thực hiện thu hút 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống GDNN. Phấn đấu ít nhất 70% cơ sở GDNN và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; khoảng 90% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia; phấn đấu có 01 trường chất lượng cao; có chương trình đào tạo hợp tác quốc tế./.

Tác giả: Kinh Bắc

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập950
  • Hôm nay60,205
  • Tháng hiện tại6,058,702
  • Tổng lượt truy cập441,862,321
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây