Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Kỷ niệm Ngày Quốc khánh để nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc

Thứ năm - 02/09/2021 14:53 2053
(CTTĐTBP) - Kể từ 2/9/1945 đến nay, nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong dịp Quốc khánh 2/9, trong lòng mỗi người dân Việt Nam luôn dấy lên niềm kiêu hãnh, tự hào và mỗi dịp kỷ niệm Ngày Quốc khánh là lại thêm một dịp lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc của nhân dân ta được bồi đắp, nhân lên…

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời sau khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước quốc dân, đồng bào vào ngày 2/9/1945.

Kể từ đó đến nay, nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong dịp Quốc khánh 2/9, trong lòng mỗi người dân Việt Nam luôn dấy lên niềm kiêu hãnh, tự hào và mỗi dịp kỷ niệm Ngày Quốc khánh, lại thêm một dịp lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc của nhân dân ta được bồi đắp, nhân lên…

Trong lịch sử nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không ít lần lễ kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 diễn ra trong hoàn cảnh rất đặc biệt.

Năm 1946, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tròn 1 tuổi. Hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc khánh đầu tiên (2/9/1946) có điều đặc biệt nhất là sự kiện này diễn ra tại Pháp.

Đất nước đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm đang lăm le bóp chết chính quyền cách mạng còn non trẻ. Cả nước thực hiện “Sáu biện pháp cấp bách” do Chính phủ lâm thời đưa ra để tập trung ứng phó với diễn biến phức tạp của tình hình Tổ quốc bị lâm nguy theo phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Hồ Chủ tịch - với tư cách Nguyên thủ quốc gia nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - thăm Cộng hòa Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp (từ 31/5 - 20/10/1946). Mục đích chuyến thăm “theo mệnh lệnh của Chính phủ và ý chí của quốc dân” của Người “cốt để giải quyết vấn đề Việt Nam độc lập, cùng Trung, Nam, Bắc thống nhất”.

Trong dịp này, Hội Liên hiệp Việt kiều và Hội Hữu nghị Pháp - Việt tại Pháp tổ chức lễ kỷ niệm Quốc khánh đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1946) với lá cờ đỏ sao vàng trang trọng trên nền phông buổi lễ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc này đang làm thượng khách của nước Pháp, đã tới dự và đọc diễn văn bằng tiếng Pháp. Người gọi đây là Ngày “kỷ niệm lần thứ nhất bản Tuyên ngôn long trọng của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa” và khẳng định: “Chính là sự đoàn kết, đoàn kết hoàn toàn và không gì phá vỡ nổi của toàn thể nhân dân chúng ta đã khai sinh ra nước Cộng hoà của mình… Nguyện vọng tha thiết nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam là Tổ quốc đang hồi sinh của chúng ta không bao giờ bị chia cắt và không gì chia cắt được”.

Năm 1954, lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 9 được tổ chức trong niềm vui của nhân dân ta khi Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ngày 1/9/1954, trong lời kêu gọi mừng Quốc khánh, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ “Có thắng lợi ấy là nhờ lòng nồng nàn yêu nước, tình đoàn kết nhất trí và tinh thần hy sinh chiến đấu của toàn thể quân và dân ta từ Nam đến Bắc, ở vùng tạm bị chiếm và ở vùng tự do”.

Người dự báo tình hình và xác định “Để giữ gìn và củng cố hòa bình, chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ. Đoàn kết đồng bào toàn quốc, Bắc Nam khăng khít một nhà. Chúng ta phải đoàn kết thành một khối để chống âm mưu của những kẻ phá hoại hòa bình là đế quốc Mỹ, bọn hiếu chiến Pháp và tay sai của chúng”.

Sau Hiệp định Geneva (tháng 10/1954), đất nước bị chia cắt thành hai miền nhưng nhân dân cả nước vẫn vững lòng bền chí, đoàn kết một lòng thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước suốt 20 năm.

Năm 2021, lần đầu tiên người lao động được nghỉ lễ Quốc khánh 2 ngày theo Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021). Tuy nhiên, đây cũng là thời gian cả nước tiếp tục ứng phó với  dịch COVID-19 với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”.

Quốc khánh năm nay đến trong lúc cả nước đang chống dịch, nhiều địa phương thực hiện giãn cách nghiêm ngặt. Vì thế, đây là Quốc khánh đầu tiên sau nhiều năm cả nước không bắn pháo hoa; các điểm du lịch sẽ thưa vắng người. Trên đường phố, tại các cơ quan đơn vị và nhiều nẻo đường, bên cạnh khẩu hiệu, băng rôn chào mừng Quốc khánh còn xuất hiện những biểu ngữ phòng chống dịch…

Mặc dù vậy, cả đất nước triệu người như một, đoàn kết một lòng hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ trong phòng chống COVID-19 để cuộc sống sớm trở lại bình thường, để Ngày Quốc khánh năm sau được hưởng niềm vui trọn vẹn…

Tác giả bài viết: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,224
  • Hôm nay71,263
  • Tháng hiện tại7,295,037
  • Tổng lượt truy cập380,415,374
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây