Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Từ “kinh tế tri thức” đến “kinh tế số”

Thứ sáu - 19/03/2021 10:16 9739
(CTTĐTBP) - Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trình Đại hội XIII của Đảng có 2 thành tố hoàn toàn mới được đề cập và nhấn mạnh nhiều lần, đó là khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và đổi mới sáng tạo.

Đây cũng là lần đầu tiên trong chủ đề của đại hội và trong các dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng đã đề cập đến “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, trong đó đặc biệt nhấn mạnh yếu tố “hạnh phúc” của nhân dân. Đây được xem là điểm mới, điểm nhấn và dấu ấn đặc biệt quan trọng trong Đại hội XIII của Đảng; đồng thời, phản ánh nhận thức mới của Đảng về sức mạnh nội sinh, phương thức phát triển trong bối cảnh đất nước, thế giới đem lại cả thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức đan xen.

Như vậy, có thể khẳng định Đại hội XIII của Đảng là đại hội của khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và đối tượng thụ hưởng thành quả này là nhân dân. Xuất phát từ mục tiêu này, tại Đại hội XIII, Đảng đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo trong giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo là: Bảo đảm trên hết và trước hết lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc;… thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng lãnh đạo Bình Phước thăm Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Để thực hiện hiệu quả quan điểm chỉ đạo nêu trên tại Đại hội XIII, Đảng chỉ rõ một trong 3 khâu đột phá trong những năm tới là: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. Như vậy, từ Đại hội XII đến Đại hội XIII, nhận thức và tư duy của Đảng ta về phát triển kinh tế đã có sự phát triển phù hợp với tình hình đất nước và thế giới. Cụ thể, tại Đại hội lần thứ XII, Đảng đã đề ra nhiệm vụ tổng quát của nhiệm kỳ 2015-2020: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, lĩnh vực; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng thời, văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục thực hiện đẩy mạnh thừa kế mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế định hướng XHCN và hội nhập quốc tế gắn với phát triển tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu, huy động có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển”.

Khách hàng trải nghiệm trực tiếp dịch vụ 5G của Vinaphone

Cũng tại Đại hội XII, về nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng đã khẳng định: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu; huy động và phân bổ có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển.

Nếu ở Đại hội XII, khái niệm về kinh tế số chưa được nhắc đến, mà thay vào đó là kinh tế tri thức, thì ở Đại hội XIII, trong các văn kiện đều nhắc đi nhắc lại nhiều lần các thành tố: “đổi mới sáng tạo”, “chuyển đổi số”, “kinh tế số”, “xã hội số”… Và không phải đến Đại hội XIII, Đảng ta mới nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nhiệm vụ “chuyển đổi số”, thực hiện “kinh tế số”, “xã hội số”, mà ngày 27-9-2019, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nghị quyết đã đề ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN. Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội. Thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc. Có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.

Như vậy, Nghị quyết số 52-NQ/TW đã cơ bản sẽ tạo dựng các cơ chế, thuận lợi, rộng mở, thí điểm các cơ chế mới để mọi doanh nghiệp phát huy năng lực sáng tạo của mình với mục tiêu trước mắt là đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm khoảng 1/5 GDP và thúc đẩy GDP Việt Nam tăng thêm khoảng 28-62 tỷ USD, tương đương mức tăng 7-16% GDP đến năm 2030. Và mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm. Hoàn thành xây dựng Chính phủ số. Hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới… Chỉ 1 năm sau ngày Nghị quyết số 52-NQ/TW ra đời, vào cuối năm 2020, cả 3 nhà mạng điện thoại di động lớn trong nước đều đồng loạt công bố vùng phủ sóng, chính thức thử nghiệm kinh doanh dịch vụ 5G, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ này, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số.

Thực trạng thế giới những năm gần đây cho thấy, cách mạng 4.0 đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới theo hướng có lợi cho các nền kinh tế “thâm dụng” công nghệ và làm giảm vị thế của các nền kinh tế “thâm dụng” tài nguyên khoáng sản hay “thâm dụng” lao động. Do vậy, “kinh tế số”, “xã hội số” là đích mà chúng ta phải đến và phải đến trước các quốc gia khác. Để đạt được điều này, vấn đề quan trọng là ở chỗ mỗi ngành, địa phương quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng như thế nào cho phù hợp với điều kiện của mình, nhằm đạt kết quả cao nhất./.

Tác giả bài viết: Theo Đài PT-TH và Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập920
  • Hôm nay30,056
  • Tháng hiện tại6,544,397
  • Tổng lượt truy cập379,664,734
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây