Ông Kidong Park - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc Đăng Nhập Hi88
đã tham dự hội thảo.
Năm 2018, cả nước có trên 4.800 trường hợp bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sốt rét, giảm 70% so với năm 2009, có 12 bệnh nhân sốt rét ác tính, 1 trường hợp tử vong do sốt rét. Đáng lo ngại là những năm gần đây, tại một số tỉnh, ký sinh trùng sốt rét Plasmodium Falciparum đã kháng thuốc Artemisin, tỷ lệ kháng thuốc tại Bình Phước là 31,6%, Quảng Nam 27,3%, Đắk Nông 26,1%, Gia Lai 22,2%…
Theo kế hoạch của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương về triển khai sử dụng thuốc Pyramax để điều trị bệnh nhân sốt rét do Plasmodium Falciparum hiện chưa phát hiện có biến chứng tại 2 tỉnh Đắk Nông, Bình Phước. Nhu cầu thuốc Pyramax cần cung ứng cho 2 tỉnh trong giai đoạn 2019-2020 khoảng 23.300 viên, trong đó Bình Phước 18.000 viên, Đắk Nông 5.300 viên. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương sẽ làm đầu mối tiếp nhận thuốc từ Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS - Lao và Sốt rét tài trợ, cấp phát theo kế hoạch được duyệt.
Tại hội thảo, ý kiến của các chuyên gia và nhà khoa học, để công tác phòng chống và loại trừ sốt rét thực sự đạt hiệu quả cần phải tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến nắm được đầy đủ quy trình điều trị; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời; quản lý ca bệnh, quản lý đối tượng di dân biến động, đặc biệt phải chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng trị bệnh cho người dân.
Theo thống kê của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, mỗi năm, cả nước có khoảng 10.000 trường hợp mắc sốt rét, 5.000 trường hợp nhiễm ký sinh trùng sốt rét và trên 12 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành tại 47 tỉnh, thành phố. Việt Nam đặt mục tiêu loại trừ sốt rét Plasmodium Falciparum vào năm 2025 và loại trừ hoàn toàn sốt rét ở Việt Nam năm 2030./.