Học sinh giao lưu trò chuyện cùng nhà văn Trần Trà My và Bí thư Tỉnh đoàn Trần Quốc Duy
Tại đây, chị Trần Trà My, quê ở Quảng Trị, đã kể lại hành trình vượt qua nghịch cảnh để trở thành một người phụ nữ bình thường và một nhà văn dù chỉ với “vốn liếng” là đôi chân bị liệt, miệng nói không rõ chữ và chỉ một ngón tay cử động như bình thường, 9 ngón còn lại rất yếu ớt sau một cơn bạo bệnh lúc 3 tuổi.
Chị My đã bật khóc khi chia sẻ rằng chưa từng được đi học suốt 16 năm. “Các em thực sự rất may mắn hơn chị, vì các em được cắp sách đến trường; còn với chị, đó chỉ là một ước mơ xa vời…”, chị My nói.
Nhiều học sinh đã thắc mắc rằng với nữ nhà văn, việc không được cắp sách đến trường có phải là một thiệt thòi lớn? Để giải đáp, nữ nhà văn bộc bạch: “Chị không hề xem đó là một sự thiệt thòi, mà xem đây là cơ hội để tự tạo động lực vượt khó”.
Cả sân trường như nghẹn thở khi anh Trần Quốc Duy - Bí thư Tỉnh đoàn chia sẻ việc nữ nhà văn từng bị bỏ lại trong nhà xác suốt 8 tiếng đồng hồ vì bị tưởng rằng đã tắt thở và việc chị My hàng đêm giấu cha mẹ khóc sưng cả mắt, từng muốn tự tử khi thấy mình chỉ là kẻ vô dụng, đi đâu cũng phải được ẵm bồng, miệng thì lúc nào cũng chảy nước dãi…
Anh Duy đã đồng hành, dẫn chuyện cùng nữ nhà văn trong 11 hành trình giao lưu với thanh thiếu nhi và nhân dân Đăng Nhập Hi88
. Chị My đã tích cực vận động hàng trăm triệu đồng để tặng quà, “tiếp lửa” cho người yếu thế và các tuyến đầu chống dịch nơi biên giới.
Một số em học sinh khác lại muốn biết tại sao nữ nhà văn lại là người đầu tiên ở Việt Nam đi đến hàng chục trại giam, tặng quyển sách “Tin vào điều tử tế” cho những phạm nhân. Qua đó, nữ nhà văn nhấn mạnh rằng chị tin ở mỗi con người, luôn có những hạt mầm tử tế đang chờ được tưới nước để sinh sôi, nảy nở. “Rất cần lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu các phạm nhân hơn nữa để họ có tư duy tích cực và dần hướng thiện”, chị My chia sẻ.
Tại chương trình, Bí thư Tỉnh đoàn Trần Quốc Duy cũng chia sẻ thêm những bí quyết học tốt khi du học; khuyên các bạn trẻ phải thích nghi nhanh và tích cực hoạt động tình nguyện; tham gia các khóa học có uy tín về kỹ năng sống; nên tìm việc làm thêm để gặt hái kinh nghiệm sống, nhất là cần chọn việc có liên quan đến chuyên ngành sẽ học trong thời sinh viên.
“Đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, đôi lúc chúng ta phải đấu tranh và chiến thắng chính mình để sáng suốt lựa chọn lối đi phù hợp nhất cho bản thân. Muốn thành công, cần kiên định và dũng cảm đi theo lối đi ấy dù có vất vả, khó khăn đến đâu”, chị My kết lại chương trình talk show bằng thông điệp truyền cảm hứng cho các em học sinh./.