Phó Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Huỳnh Thị Hằng đánh giá cao tính thực tiễn của đề tài.
Đề tài do Thị ủy Phước Long phối hợp Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện. Tham gia phản biện đề cương đề tài có TS. Lê Văn Đạt (Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh) và TS. Phan Thị Xuân Yến (Trường Đại học Sài Gòn).
Theo báo cáo của đơn vị chủ trì thực hiện đề tài, mục tiêu của đề tài là xây dựng hồ sơ tư liệu có hệ thống và đầy đủ về trại lao động đặc biệt (Nhà tù Bà Rá), so sánh với các trại lao động đặc biệt khác, các nhà tù đương thời trong cả nước để làm rõ những đặc điểm và đặc thù của trại lao động Bà Rá. Xác định cơ sở khoa học cho việc phục dựng di tích về hệ thống trại lao động Bà Rá và các loại hình đấu tranh của tù nhân ở bà Rá trong những năm 1940 đến 1945, qua đó hình thành hệ thống địa chỉ đỏ trong giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Đề tài sẽ tập trung thực hiện các nội dung như: Những cơ sở thiết lập hệ thống nhà tù/trại lao động đặc biệt ở Bà Rá; thực dân Pháp xây dựng trại lao động đặc biệt và chế độ lao tù ở Bà Rá; đấu tranh của tù nhân ở trại lao động đặc biệt Bà Rá những năm 1940 - 1945; Bà Rá - Phước Long phát huy truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng từ sau năm 1945 đến nay; mô hình di tích nhà tù/trại lao động đặc biệt Bà Rá - Phước Long./.
Thanh Liêm