Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia phiên họp trực tuyến tại điểm cầu Bình Phước
Phát biểu tại điểm cầu hội trường Diên Hồng, đại biểu Phan Viết Lượng (Đoàn ĐBQH Đăng Nhập Hi88
) chỉ ra 4 nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em trong thời gian tới.
Báo cáo của Đoàn giám sát cho thấy, thời gian qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em đạt được những kết quả quan trọng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em được quan tâm hơn. Công tác xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh trong gia đình, nhà trường và xã hội nhằm phòng chống xâm hại trẻ em được tăng cường.
Bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo cũng chỉ ra một số tồn tại như: Một số quy định của Luật Trẻ em và các luật có liên quan chưa được hướng dẫn kịp thời; việc phòng chống xâm hại trẻ em ở nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng mức. Trong giai đoạn 2015 -2019, cả nước có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Ngoài ra, còn số lượng khá lớn trẻ em lao động không đúng quy định của pháp luật về lao động, trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc và trẻ em tảo hôn.
Theo đại biểu Phan Viết Lượng, nguyên nhân của tình trạng này là do một số bộ, ngành, địa phương được giao trách nhiệm bảo vệ trẻ em nhưng có lúc nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ; triển khai thực hiện phòng chống xâm hại trẻ em chưa thường xuyên, chưa quyết liệt, bố trí tổ chức, cán bộ và kinh phí còn thấp so với quy định và yêu cầu thực tế.
Đại biểu Phan Viết Lượng nhấn mạnh, xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em, ngày càng tinh vi, bất thường, đa phần người bị xâm hại tuổi còn nhỏ, nhiều vụ việc mặc dù được người thân phát hiện nhưng vẫn không tố giác, do sợ bị kỳ thị, sợ ảnh hưởng đến trẻ em, đến gia đình, làm cho cơ quan chức năng rất khó phát hiện, khó điều tra xử lý. Công tác thanh tra, kiểm tra của các bộ, ngành, địa phương không chỉ ít về số lượng, chưa thật phù hợp về thời điểm, mà còn đạt hiệu quả chưa cao trong việc phát hiện, xử lý khó khăn, vướng mắc, vi phạm.
Đại biểu Phan Viết Lượng phát biểu tại Hội trường Diên Hồng
Đại biểu Phan Viết Lượng cho rằng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong thời gian tới, tình hình xâm hại trẻ em có thể ngày càng khó khăn, phức tạp. Vì vậy, cần phải đặc biệt quan tâm về mọi mặt để bảo đảm đạt bằng được mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng xâm hại trẻ em như nhận định, quyết tâm của Chính phủ.
Để góp phần vào việc quyết định các nhiệm vụ, giải pháp sắp tới, đại biểu Phan Viết Lượng đề nghị Quốc hội tiếp tục thực hiện công tác hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em, trong đó tập trung ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, áp dụng quy định pháp luật, có chế tài phù hợp, đủ sức răn đe đối với mọi hành vi xâm hại trẻ em; sửa đổi, ban hành các quy định bảo vệ trẻ em trong tình hình mới như quy định bảo vệ trẻ em trên báo chí, trên môi trường mạng… nhằm tạo thuận lợi cho việc phát hiện, xử lý vi phạm, tránh bỏ lọt tội phạm.
Đảng và Nhà nước cần sửa đổi, ban hành các chính sách mới hỗ trợ trẻ em, như chính sách bảo đảm cho mọi trẻ em được đi học, được chăm sóc y tế, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, huy động các nguồn lực để thực hiện tốt hơn việc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Ưu tiên đầu tư xây dựng, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao cho trẻ em, nhất là trẻ em dân tộc, miền núi, vùng khó khăn, góp phần phát triển toàn diện và bảo vệ trẻ em.
Đại biểu Phan Viết Lượng đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành liên quan quan tâm, sáng tạo trong việc xây dựng, triển khai các chương trình giáo dục, chương trình văn hóa, nghệ thuật cho trẻ em, bảo đảm môi trường gia đình, môi trường nhà trường thực sự an toàn, lành mạnh, phòng chống xâm hại trẻ em. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… phát huy vai trò nòng cốt trong bảo vệ trẻ em, phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, phát triển mạng lưới cộng tác viên, theo dõi, tiếp cận, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trẻ em để phòng ngừa có hiệu quả, phát hiện và xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định pháp luật.
Đại biểu Phan Viết Lượng cũng đề nghị Chính phủ, các bộ ngành và địa phương củng cố bộ máy, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em; tăng cường công tác điều hòa, phối hợp của cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em để phát huy sức mạnh tổng hợp, vai trò, trách nhiệm và năng lực của mỗi thành viên. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị về bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em./.