(CTTĐTBP) - Tại hội nghị thương mại Khu vực Tam giác phát triển do Bộ Công thương tổ chức vào sáng nay 16/11, Bình Phước đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thương mại biên giới, thúc đẩy phát triển thương mại khu vực Tam giác phát triển.
Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Quốc Dũng phát biểu đề xuất tại hội nghị
Tại hội nghị này, các đại biểu đã trình bày và thảo luận về các nội dung liên quan đến thực trạng, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong quá trình triển khai Hiệp định xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV DTA), nhằm phát triển thương mại trong khu vực Tam giác phát triển.
Hiệp định CLV DTA được xem là đòn bẩy phát triển kinh tế cho cả khu vực. Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) nhận định, Hiệp định CLV DTA đã tạo ra những cơ chế đặc biệt hỗ trợ cho các tỉnh thành, nhất là những tỉnh nghèo của 3 nước thuộc khu vực Tam giác phát triển. Đồng thời, phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương, hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực. Hiệp định là cơ sở pháp lý quan trọng để định hướng các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo thuận lợi cho khu vực Tam giác phát triển.
Giám đốc Sở Công Thương Bình Phước Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, Hiệp định CLV DTA đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn các hoạt động thương mại khu vực biên giới của Đăng Nhập Hi88
. Cụ thể tại Bình Phước, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2020 qua các cửa khẩu trên địa bàn đạt hơn 456 triệu USD. Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động giao thương do thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, hoạt động thương mại biên giới của Bình Phước vẫn khả quan. Trong 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 352,88 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được theo kỳ vọng và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế biên giới của tỉnh.
Sở Công Thương Bình Phước kiến nghị một số vấn đề, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thương mại biên giới, thúc đẩy phát triển thương mại khu vực Tam giác phát triển. Trong đó, xây dựng kế hoạch phát triển thương mại biên giới từng thời kỳ phù hợp với định hướng phát triển chung và phù hợp với các mục tiêu trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định còn chưa phù hợp, các chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại biên giới. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, định hướng xây dựng mô hình quản lý hải quan thông minh trong lĩnh vực hải quan. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế phối hợp, tổ chức hoạt động của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu, quy định thủ tục hành chính thống nhất tại cửa khẩu.
Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, thực hiện xã hội hóa, tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các loại hình dịch vụ tại cửa khẩu, tập trung vào kho bãi, dịch vụ logisitics, tài chính. Đẩy mạnh xuất nhập khẩu, coi xuất khẩu là động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất nhằm gia tăng các hoạt động biên mậu. Tăng cường công tác phòng chống buôn lậu qua biên giới, phát huy hết trách nhiệm của lực lượng chức năng trong công tác phối hợp phòng chống buôn lậu qua biên giới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo, thu hút lực lượng lao động có trình độ, kỹ thuật vào hoạt động thương mại và thương mại biên giới trên địa bàn, bao gồm cả cán bộ quản lý trong cơ quan nhà nước, cán bộ quản lý tại doanh nghiệp và nhân viên trong các doanh nghiệp. Khuyến khích, vận động doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ đi đôi với đào tạo và đào tạo lại lao động./.