(CTTĐTBP) - Sáng 17/8, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.
Dự hội nghị có hơn 250 đại biểu đại diện các cơ quan, đơn vị, địa phương. Đăng Nhập Hi88
dự hội nghị có Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Cường.
Tại hội nghị, các đại biểu được định hướng thảo luận về các vấn đề: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng; ý nghĩa, vai trò đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn; công tác sưu tầm khai thác tư liệu lịch sử Đảng; công tác số hóa lịch sử Đảng; chất lượng đội ngũ làm công tác lịch sử Đảng; vai trò công tác kiểm tra, giám sát nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng...
Hội nghị có 10 tham luận của các bộ, ngành, địa phương tập trung thảo luận, đóng góp làm rõ các nội dung về: Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 20 về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; những đóng góp quan trọng của các bộ, ngành, địa phương đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong toàn Đảng và toàn xã hội; giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng đáp ứng yêu cầu cách mạng trong tình hình mới.
Phát biểu kết luận hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời gian tới tập trung làm tốt một số nội dung sau:
Đối với Trung ương: Viện Lịch sử Đảng chủ động nghiên cứu biên soạn, xuất bản Lịch sử Đảng giai đoạn từ sau đổi mới; đề nghị Bộ Tài chính phối hợp ban hành định mức kinh phí biên soạn công trình lịch sử Đảng bộ các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Đối với các địa phương: Các cấp ủy đảng phải xác định việc nghiên cứu, biên soạn, tổng kết lịch sử Đảng là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, đề án, bố trí thỏa đáng kinh phí phục vụ công tác biên soạn lịch sử Đảng, không khoán trắng việc nghiên cứu, biên soạn cho Ban Tuyên giáo; đẩy mạnh tuyên truyền về truyền thống lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống ngành gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; dựa vào tư liệu Văn kiện đại hội Đảng bộ, biên niên lịch sử đảng bộ địa phương; số hóa tài liệu; bố trí, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu về lịch sử Đảng để công tác biên soạn đảm bảo tính nhất quán, thống nhất; mở lớp tập huấn công tác lịch sử Đảng cho các địa phương, đơn vị…