(CTTĐTBP) - Sở Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Kế hoạch số 08/KH-SGTVT ngày 17/02/2023 về phòng chống thiên tai (PCTT) của ngành trong năm 2023.
Theo đó, Sở GTVT tỉnh yêu cầu công tác PCTT và tìm kiếm cứu nạn (TKCN), khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra của ngành phải được gắn kết chặt chẽ với công tác PCTT và TKCN, khắc phục hậu quả do thiên tai của các ngành khác, đặc biệt là ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời, phù hợp với Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 9/02/2023 của ĐĂNG NHẬP HI88
về PCTT Đăng Nhập Hi88
năm 2023 và các văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tỉnh ủy, ĐĂNG NHẬP HI88
và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; nâng cao chất lượng công tác tham mưu về PCTT và TKCN, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra của các đơn vị trong ngành GTVT trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng PCTT và khắc phục hậu quả thiên tai quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ); các ngành, đơn vị, địa phương cần chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm 2023, đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức kinh tế, xã hội và toàn thể cộng đồng tham gia vào công tác phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời với thiên tai.
Khi có sự cố cầu, đường mất an toàn giao thông do mưa bão gây ra, tiểu ban PCTT và TKCN huyện, thị, thành phố khẩn trương liên hệ với UBND phường, xã, thị trấn nơi sở tại huy động lực lượng lao động địa phương giải quyết ngay, tránh gây ách tắc giao thông nhằm thông xe bước 1 (gồm đặt chướng ngại vật báo hiệu hai đầu khu vực có sự cố do bão lũ, phân luồng tuyến đi tránh), sau đó tiến hành lập dự toán sửa chữa đảm bảo giao thông bước 2 theo quy định.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra tình trạng, khả năng ổn định của hệ thống cầu, đường trên các tuyến đường trọng yếu, huyết mạch của tỉnh thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở, ngập úng... trước khi vào mùa mưa, bão.
Đối với các dự án giao thông qua khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng do thiên tai thì khi thẩm định dự án phải lưu ý đến phương án thiết kế, cải tạo, đảm bảo không ảnh hưởng đến các khu dân cư, phải bố trí thoát lũ, không gây cản trở thoát lũ. Đối với các dự án đang triển khai thi công trong mùa mưa, bão thì chỉ đạo các chủ đầu tư triển khai thực hiện xây dựng kịp thời các phương án đảm bảo giao thông cho người và phương tiện khi lưu thông trên tuyến. Tại một số đoạn tuyến có khả năng bị ảnh hưởng lớn về lụt bão, phải đào mương thoát nước dọc, xẻ rãnh xương cá để mặt đường luôn khô ráo, không bị úng ngập và lầy lội gây hư hỏng nền mặt đường. Những đoạn thi công đào, đắp nền đường phải thi công dứt điểm để hạn chế làm sình lầy mặt đường, gây trơn trượt, mất an toàn và tắc nghẽn giao thông. Những đoạn đang thi công lớp móng đá phải đồng thời lu lèn chặt, để đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến.
Liên hệ với Ban Chỉ huy PCTT tỉnh để nắm thông tin về quá trình tích nước, xả lũ của các công ty thủy điện trong tỉnh để chủ động đối phó mọi tình huống xấu xảy ra. Phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng khắc phục khi có sự cố, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất. Tham mưu lãnh đạo về những nội dung kiến nghị ĐĂNG NHẬP HI88
bố trí bổ sung nguồn vốn để khắc phục kịp thời hệ thống hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng bởi thiên tai gây ra.
Sở GTVT yêu cầu Thanh tra Sở GTVT tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát và xử lý các xe vi phạm Luật giao thông đường bộ gây nguy hiểm cho người, phương tiện và công trình cầu, đường. Phối hợp với các địa phương, đơn vị tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các bến đò ngang, đò dọc và các phương tiện vận tải lưu thông trên sông, kênh, rạch; bảo đảm tuyệt đối an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, không chở quá tải (phương tiện phải được đăng kiểm, trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu sinh).
Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái phối hợp với các hợp tác xã vận tải huyện, thị xã, thành phố có phương án cụ thể, bố trí phương tiện sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vận tải người, hàng hóa khi có bão lụt xảy ra, không để xảy ra tình trạng thiếu phương tiện mà ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân.
Khu Quản lý bảo trì đường bộ tỉnh thường xuyên tuần tra, kiểm tra trên các tuyến đường tỉnh được giao quản lý tại các vị trí như: khu vực đường xung yếu, các cầu yếu, các điểm cung đường thường xảy ra sạt lở đất để đảm bảo giao thông thông suốt như: ĐT 741 đoạn Thác Mơ - Bù Gia Mập; ĐT 760 từ UBND xã Bom Bo đến Trung tâm chữa bệnh Phú Văn; ĐT 755 (Đoàn Kết - Thống Nhất); ĐT 753 (Đồng Xoài - Mã Đà); ĐT 755B (Sao Bọng - Đăng Hà cũ) để kịp thời phát hiện hư hỏng và khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án cụ thể cho đơn vị mình, kịp thời ứng cứu, khắc phục hậu quả bão lụt, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, thiết bị và vật tư, nhiên liệu để chủ động đối phó với bão lũ, đảm bảo an toàn thông suốt trong mọi tình huống. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các ghe, thuyền trong khu vực lòng hồ thuỷ điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phú Miêng, Sông Sài Gòn, Sông Bé và Sông Đồng Nai... gia cố, neo buộc cẩn thận đề phòng bão lũ. Thường xuyên tuần tra, kiểm tra trên các tuyến đường được giao quản lý tại các vị trí như: khu vực đường xung yếu, các cầu yếu, các điểm, cung đường thường xảy ra sạt lở đất để đảm bảo giao thông thông suốt khi có sự cố thiên tai.
Phối hợp UBND xã, phường, thị trấn dọc các tuyến giao thông tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân hai bên đường không đổ rác và không lấp mương thoát nước dọc, cống thoát nước ngang làm đường vào nhà, làm nước úng ngập chảy tràn lan trên mặt đường gây hư hỏng nền, mặt đường và ách tắc giao thông. Khi có sự cố ách tắc giao thông xảy ra do bão lũ phối hợp cùng các ngành hữu quan, xây dựng phương án huy động các đơn vị thi công cầu, đường tại địa phương hoặc đang thi công trên địa bàn nhằm nhanh chóng giải quyết ách tắc giao thông thông suốt và an toàn./.