Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Kết luận của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tại Phiên họp thứ 19

Thứ sáu - 13/01/2023 10:10 288
(CTTĐTBP) - Ngày 12/1, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 07/TB-VPCP về kết luận của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo Quốc gia) tại Phiên họp thứ 19 với các địa phương.

Thông báo nêu rõ, theo nhận định, đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch COVID19 dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trong thời gian tới; giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hiện vẫn chưa kết thúc; các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại, thậm chí lây lan phổ biến hơn cả Omicron, biến thể chính trên toàn cầu hiện nay. Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng chống dịch. Trong nước, tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát, kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả tốt; các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đang từng bước được khắc phục có hiệu quả.

Ban Chỉ đạo Quốc gia yêu cầu các cấp, ngành, địa phương quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm: (1) Đặt tính mạng, sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết; chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an lành, mạnh khỏe, vui tươi, phấn khởi, không để ai bị bỏ lại phía sau; (2) Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh, tiếp tục thực hiện thông điệp “2K" (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác, trong đó đặc biệt coi trọng việc tiêm vắc xin và ý thức người dân; (3) Chú trọng, đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch trên thế giới và trong nước, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của dịch COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch. Đồng thời, tăng cường phòng chống các dịch bệnh lưu hành, bệnh mới nổi khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, đậu mùa khỉ..., nhất là trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023.

Tiếp tục tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em; tiêm cho các đối tượng rủi ro cao, người có bệnh nền, chú trọng các địa bàn đông dân cư, khu công nghiệp… Ban Chỉ đạo các cấp và cấp ủy chính quyền giao chỉ tiêu, gắn trách nhiệm cá nhân trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt là công tác tiêm chủng; nếu để xảy ra hậu quả dịch bệnh thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, bảo đảm thuyết phục, hiệu quả trên cơ sở số liệu, nghiên cứu khoa học và thực tiễn phòng chống dịch, góp phần nâng cao ý thức người dân trong phòng chống dịch. Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vắc xin trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong; khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, nhất là các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi; tuyệt đối không chủ quan, lơ là với dịch COVID-19. Khuyến cáo, khuyến khích đeo khẩu trang, khử khuẩn nơi đông người trong dịp Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Lễ hội xuân để phòng ngừa, hạn chế lây nhiễm dịch COVID-19 và các loại dịch bệnh khác.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia yêu cầu Bộ Y tế, các bộ liên quan, UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo, kiểm tra thực hiện việc chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác tại các cơ sở y tế trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán. Tập trung tổ chức lực lượng, phương tiện ứng trực, theo dõi, giám sát diễn biến dịch và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh; thực hiện tốt việc chăm lo, động viên vật chất, tinh thần đối với lực lượng trực chống dịch.

Bộ Y tế định kỳ tổ chức giao ban trực tuyến với các địa phương trên cơ sở diễn biến dịch bệnh và theo thẩm quyền để đôn đốc, hướng dẫn các địa phương phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác; tổ chức hỗ trợ địa phương xử lý các tình huống khi cần thiết. Chủ trì tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thành tốt báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV, trong đó lưu ý đề xuất Quốc hội về gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc để bảo đảm cung ứng đủ thuốc, kịp thời cho công tác khám, chữa bệnh và sản xuất kinh doanh./.

Tác giả bài viết: Thanh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,098
  • Hôm nay249,119
  • Tháng hiện tại7,805,091
  • Tổng lượt truy cập380,925,428
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây