Mục tiêu của đề án là phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và chất thải rắn tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời xây dựng, nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường cho các xã nông thôn mới, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Theo đó, mô hình được triển khai đối với các hộ dân nằm trên các trục đường chính, gần trung tâm thương mại, chợ, khu dân cư tập trung (lựa chọn 100 hộ dân). Mỗi hộ được trang bị 3 thùng chứa, trong đó 1 thùng chứa rác thải vô cơ tái chế, 2 thùng còn lại luân phiên chứa và ủ rác hữu cơ để làm phân bón.
Riêng các hộ dân ở cách xa các tuyến đường thu gom rác (100 hộ dân) được trang bị 1 thùng chứa rác vô cơ có khả năng tái chế và mỗi hộ gia đình đào một hố 1,5m x 1,5m x 2m có nắp đậy. Hàng ngày, các loại rác thải sinh hoạt trong gia đình được thu gom và phân loại. Hố rác này, sau khi đầy sẽ được đắp ủ làm phân và di chuyển nắp sang hố mới. Thời gian ủ trong vòng 60 ngày, sau đó có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
Kết quả cho thấy, sau khi triển khai áp dụng tại xã Đồng Tiến, người dân ý thức được công tác bảo vệ môi trường và giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương này.
Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các nhà phản biện cũng như các thành viên trong Hội đồng thẩm định tại cuộc họp, Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Nguyễn Văn Trăm cho rằng: Đề án mang tính cấp thiết đối với tình hình bảo vệ môi trường ở nông thôn hiện nay, đồng thời thống nhất thông qua đề án. Ngoài ra, Chủ tịch còn đề nghị đơn vị thực hiện đề án cần làm rõ tại sao lại chọn xã Đồng Tiến là nơi thực hiện đề án; phân loại đặc điểm chính các loại rác thải./.
Nhật Chiêu