Theo Sở Giao thông – Vận tải, thời gian qua, công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ trên các tuyến đường, quốc lộ của tỉnh có những bất cập. Việc sửa chữa chỉ thực hiện sau khi có xác nhận khối lượng trách nhiệm của các bên liên quan, thời gian kéo dài dẫn đến đoạn đường hư hỏng từ lúc phát sinh đến lúc sửa chữa tăng lên đáng kể. Việc kiểm tra, giám sát khối lượng, chất lượng thực hiện gặp nhiều khó khăn. Tính chủ động tương ứng với đặc thù công việc của công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ chưa cao. Do đó, trong thời gian tới cần có phương thức quản lý phù hợp, trong đó việc giao khoán cho người dân quản lý, duy tu, sửa chữa được xem là biện pháp hữu hiệu.
Cũng theo báo cáo của Sở Công thương, dự án thủy điện Đa M’lo và Thống Nhất đã được phê duyệt nhiều năm, nhưng đến nay các dự án triển khai quá chậm, nhà đầu tư không chứng minh được năng lực tài chính. Bên cạnh đó, công suất sản xuất điện của 2 dự án nhỏ, nhưng lại tác động đến môi trường khá lớn (trong đó có khu sinh thái trảng cỏ Bù Lạch). Do đó, một số ý kiến của sở ngành và địa phương cho rằng, về cơ sở pháp lý nên ngưng 2 dự án này để đảm bảo yếu tố môi trường và dân cư.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Chủ tịch Nguyễn Văn Trăm yêu cầu Sở Giao thông – Vận tải tổ chức đoàn đi khảo sát, học tập kinh nghiệm ở một số địa phương khác về công tác quản lý, xây dựng giao thông. Đồng thời, rà soát lại hiện trạng toàn bộ hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh. Chậm nhất đến ngày 20/6, Sở phải tổ chức cuộc họp với đầy đủ thành phần đóng góp ý kiến và thông qua đề án về giao thông. Đối với 2 dự án thủy điện Đa M’lo và Thống Nhất, lãnh đạo ĐĂNG NHẬP HI88
sẽ có cuộc hội ý để thống nhất về việc có nên tiếp tục hay ngưng triển khai dự án và sẽ trả lời 2 nhà đầu tư trong tuần tới./.
Xuân Nguyên