Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Thứ sáu - 27/04/2018 16:02 5990
(CTTĐTBP) - Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa (CCMC), một cửa liên thông (MCLT) là lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền.
Mot cua dien tu
Chi tiết Nghị định số 61/2018/NĐ-CP: Bấm xem
 
Việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân theo CCMC, MCLT được quản lý tập trung, thống nhất. Giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. Quá trình giải quyết TTHC được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân. Không làm phát sinh chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật.

Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết TTHC theo quy định của pháp luật. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện CCMC, MCLT trong giải quyết TTHC mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Những hành vi không được làm

Trong giải quyết TTHC theo CCMC, MCLT, cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC theo CCMC, MCLT tại trụ sở bộ phận một cửa và tại cơ quan có thẩm quyền không được thực hiện các hành vi sau. Một là, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC. Hai là, cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải quyết TTHC theo quy định của pháp luật. Ba là, cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện tử; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện TTHC.

Bốn là, tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật của tổ chức, cá nhân hoặc sử dụng thông tin đó để trục lợi. Năm là, từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết TTHC hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật. Sáu là, trực tiếp giao dịch, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không thông qua bộ phận một cửa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bảy là, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu công bằng, không khách quan, không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết TTHC. Tám là, ứng xử, giao tiếp không phù hợp với quy chế văn hóa công sở. Chín là, các hành vi vi phạm pháp luật khác trong thực hiện công vụ.

Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết TTHC không được thực hiện các hành vi sau. Một là, gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép hồ sơ, tài liệu, kết quả giải quyết TTHC. Hai là, cản trở việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân. Ba là, dùng các thủ đoạn khác để lừa dối, hối lộ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết TTHC. Bốn là, vu khống, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, mạo danh người khác để tố cáo sai sự thật, không có căn cứ, không có chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC.

Năm là, xúc phạm danh dự của cơ quan có thẩm quyền; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC. Sáu là, nhận xét, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng, không trung thực, không đúng pháp luật, không đúng thực tế với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC. Bảy là, các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và doanh nghiệp, cá nhân được thuê hoặc được ủy quyền thực hiện TTHC không được thực hiện các hành vi sau đây: Cản trở quá trình giải quyết TTHC; lừa dối cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, người thuê, người ủy quyền thực hiện TTHC; các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung trên được quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện CCMC, MCLT trong giải quyết TTHC. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 21/6/2018. Quyết định số 09/2015/QĐ-CP ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện CCMC, MCLT trong giải quyết TTHC tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Việc tiếp nhận các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến giải quyết TTHC theo CCMC, MCLT cho tổ chức, cá nhân được thực hiện theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP; không thực hiện các quy định về tiếp nhận văn bản đến tại các Điều 13, 14 và 15 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư./.

Tác giả bài viết: Thế Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,230
  • Hôm nay85,322
  • Tháng hiện tại6,965,278
  • Tổng lượt truy cập380,085,615
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây