(CTTĐTBP) - Rẻ phải khi đèn đỏ, đi thẳng khi đèn đỏ tại ngã ba, vượt đèn vàng, đèn đỏ,.. Đây được xem là các lỗi phổ biến của người tham gia giao thông khi hình thành từ thói quen khi lưu thông. Đây được xem là một số lỗi thường gặp nhất về việc không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Vậy, mức phạt hiện hành đối với lỗi này sẽ được quy định là bao nhiêu?
Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tín hiệu đèn giao thông như sau:
- Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
+ Tín hiệu xanh là được đi;
+ Tín hiệu đỏ là cấm đi;
+ Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Theo đó, trong các trường hợp không tuân thủ quy định trên nhưng không có biển báo hay hiệu lệnh từ người điều khiển giao thông thì được xem là không chấp hành tín hiệu đèn giao thông.
Loại xe
|
Mức phạt tiền
|
Hình thức xử phạt bổ sung
|
Căn cứ pháp lý
|
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
|
Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
|
Thực hiện hành vi này gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
|
Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
|
Mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe tương tự xe mô tô và gắn máy
|
Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
|
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
|
Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
|
Xe máy kéo, xe máy chuyên dùng
|
Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
|
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng
|
Khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
|
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ
|
Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
|
|
Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
|
Căn cứ pháp lý: Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, Luật Giao thông đường bộ 2008./.