(CTTĐTBP) - Tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Trần Tuyết Minh, Trưởng ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh tại phiên họp quý 2/2023 diễn ra chiều 14/7.
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh tại phiên họp, tổng nguồn vốn đến ngày 30/6/2023 đạt trên 3.666 tỷ đồng, tăng 9,7% so với thời điểm đầu năm. Doanh số cho vay đạt 593,6 tỷ đồng với 15.932 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn. Tổng dư nợ toàn tỉnh đạt trên 3.659 tỷ đồng, hoàn thành 82% kế hoạch với 81.841 khách hàng còn dư nợ. Thực hiện cho vay các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho 4.013 lượt khách hàng vay với tổng số tiền trên 215 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, dư nợ quá hạn và nợ khoanh là 4,8 tỷ đồng, chiếm 0,13% tổng dư nợ, hoạt động tín dụng chính sách toàn tỉnh được xếp loại tốt.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Trần Tuyết Minh, Trưởng ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh đánh giá cao hiệu quả nguồn vốn trong công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Về những hạn chế của một số Tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở, đề nghị người đứng đầu các tổ chức nhận ủy thác tăng cường công tác kiểm tra, có giải pháp hỗ trợ kịp thời, sớm đưa các tổ đi vào hoạt động nề nếp, hiệu quả. Riêng về Đề án đầu tư tín dụng, Trưởng ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh yêu cầu các cơ quan chuyên môn sớm hoàn thiện, trong đó cần tham mưu cơ chế chính sách phù hợp để tăng cường nguồn vốn đối ứng, tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách khác tiếp cận với nguồn vốn nhân văn này./.
Tác giả bài viết: Theo Đài PT-TH và Báo Bình Phước