(CTTĐTBP) - Sáng nay (23/12), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”.
Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và các đại biểu tham dự tại điểm cầu Đăng Nhập Hi88
GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS, TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện; PGS, TS Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng điều hành hội nghị.
Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan tham dự tại điểm cầu Đăng Nhập Hi88
.
Báo cáo sơ kết tại hội nghị nêu rõ, 3 năm qua (2018-2020), công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả. Hàng ngàn công trình lịch sử Đảng đã tái hiện toàn diện, chân thực, sinh động lịch sử toàn Đảng, lịch sử địa phương. Các công trình đảm bảo tính đảng và tính khoa học, đóng góp hiệu quả vào việc giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng, làm cho lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng thấm sâu vào tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đồng thời, góp phần đấu tranh chống các luận điệu sai trái, âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch xuyên tạc lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, phủ nhận sự thật lịch sử và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các tỉnh, thành trong cả nước
3 năm qua, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, biên soạn và hoàn thành, xuất bản nhiều công trình khoa học lịch sử và chủ trì, tham gia thực hiện nhiều đề tài các cấp. Đội ngũ cán bộ của viện tham gia nghiên cứu, biên soạn trên 70 cuốn sách chuyên khảo, gần 500 bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học. Song song đó, công tác thẩm định các công trình lịch sử Đảng; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, đôn đốc, kiểm tra, tổng kết công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương; công tác tư liệu; công tác thi đua khen thưởng… cũng được triển khai thực hiện tốt.
Tại hội nghị, đại biểu một số ban, ngành trung ương và các tỉnh, thành đã thảo luận, chia sẻ nhiều kinh nghiệm, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Trong đó nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu đối với việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Từ năm 2018 - 2020, cả nước có 2.526 công trình lịch sử đảng bộ, lịch sử ban, ngành, đoàn thể đã hoàn thành và xuất bản. Trong đó có 128 công trình lịch sử cấp tỉnh; 358 công trình lịch sử ban, ngành, đoàn thể; 279 công trình cấp huyện và 1.761 công trình cấp xã, phường, thị trấn.
|