(CTTĐTBP) - Sáng 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công năm 2024. Dự hội nghị tại điểm cầu Đăng Nhập Hi88
có Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Trần Tuệ Hiền, Phó Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Trần Văn Mi cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị của tỉnh.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp
Theo báo cáo tại hội nghị, tính đến ngày 10/7, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là 639,4 ngàn tỷ đồng, đạt 95,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết là 29,9 ngàn tỷ đồng, gồm: vốn ngân sách trung ương 8,2 ngàn tỷ đồng của 20/44 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương; vốn ngân sách địa phương 21,7 ngàn tỷ đồng của 23/63 địa phương.
Về giải ngân, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6 là 196,7 ngàn tỷ đồng, đạt 29,39% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể, có 11/44 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của cả nước. Tỷ lệ giải ngân vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đạt 78,23% kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đạt 35,43%.
Nhìn chung 6 tháng qua, tỷ lệ giải ngân chung của cả nước thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 30,49%. Số lượng bộ, cơ quan trung ương, địa phương giải ngân dưới trung bình cả nước còn cao. Tỷ lệ giải ngân của các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng còn thấp. Tỷ lệ giải ngân vốn của các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài còn thấp, chỉ đạt 12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Riêng với Bình Phước, tỉnh đã cơ bản hoàn thành các thủ tục giao vốn đầu tư công năm 2024, trong đó đã hoàn thành thủ tục đối với vốn ngân sách địa phương là hơn 4835,8 tỷ đồng; vốn ngân sách trung ương là hơn 739,6 tỷ đồng, đạt 94,3%. Về giải ngân vốn đầu tư công, tính đến ngày 12/7, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 21,1% so với chỉ tiêu Chính phủ giao và đạt 21% so với kế hoạch tỉnh giao. Ước thực hiện giải ngân cả năm 2024 là 4.999 tỷ đồng, đạt 90,1% so với chỉ tiêu Chính phủ giao và đạt 90% so với kế hoạch tỉnh giao. Nguyên nhân giải ngân chậm do thị trường bất động sản trầm lắng, công tác đấu giá quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn; việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm...
Chủ động thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp
Hội nghị đã dành thời gian để phân tích, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn và nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Theo đó, các khó khăn chủ yếu liên quan đến nguồn thu ngân sách địa phương; giá nguyên, nhiên vật liệu biến động; vướng mắc mang tính đặc thù của đầu tư công; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm; tình trạng thiếu đất và cát đắp nền; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải thực hiện nhiều thủ tục... Tuy nhiên, nguyên nhân giải ngân chậm vẫn là do công tác tổ chức thực hiện tại các bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cập; trong một số thời điểm, tại một số dự án, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét. Trên cơ sở những phân tích đánh giá, hội nghị đã đưa ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp đột phá 6 tháng cuối năm nhằm thúc đẩy đầu tư công tốt hơn trong bối cảnh hiện nay, góp phần tạo không gian, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nêu cao tinh thần “5 quyết tâm, 5 bảo đảm”, tập trung giải quyết, thúc đẩy mạnh mẽ các dự án giao thông để hoàn thành 3.000km đường cao tốc theo nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra; triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, công điện của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành. Tiếp tục duy trì hoạt động của các tổ công tác của Chính phủ đi kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương để tháo gỡ khó khăn kịp thời.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”. Đề cao kỷ luật kỷ cương, tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu cố tình vi phạm pháp luật. Giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp phân quyền; chống tiêu cực, lãng phí; xóa bỏ cơ chế xin cho. Tổ chức hướng dẫn triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030...