(CTTĐTBP) - Sáng 24/5, đoàn công tác của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do Trưởng ban Điểu Điều làm trưởng đoàn đã giám sát tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Ban Dân tộc tỉnh về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo, từ năm học 2021-2022 đến nay, đã có 2.287 học sinh được hưởng các chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 và Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, ngày 27/8/2021 của Chính phủ; Nghị quyết 17/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết 19/2022/NQ-HĐND của HĐND Đăng Nhập Hi88
về hỗ trợ học sinh người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và cận nghèo.
Việc chi trả, hỗ trợ kịp thời đã tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có hoàn cảnh khó khăn được đến trường tốt hơn. Bên cạnh đó, hàng năm nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phương vận động các mạnh thường quân hỗ trợ thêm học sinh khó khăn nhiều phần quà, học bổng, giúp các em có động lực đến trường học tập.
Tại buổi giám sát, Sở GD&ĐT nêu lên một số khó khăn, bất cập trong việc tập hợp hồ sơ của học sinh, nhiều hồ sơ bị kéo dài thời gian; công tác thẩm định, lập dự toán thực hiện qua nhiều khâu, dẫn tới việc cấp phát kinh phí hỗ trợ chậm…
* Từ năm 2021 đến hết năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh đã duyệt cho 261 sinh viên được hỗ trợ kinh phí học tập thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo đồng bào DTTS ở các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh. Riêng năm học 2023-2024, Ban Dân tộc tỉnh đang tổng hợp, rà soát hồ sơ để tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ…
Qua giám sát, Ban Dân tộc HĐND tỉnh ghi nhận ý kiến của Ban Dân tộc tỉnh về địa bàn thụ hưởng chính sách bị thu hẹp (giai đoạn 2016-2020, tỉnh có 28 đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn; giai đoạn 2021-2025, tỉnh còn 8 xã khu vưc III, khu vực II); mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS giảm nên đối tượng thụ hưởng chính sách ngày càng ít... Đoàn sẽ họp ban tổng hợp và trình HĐND tỉnh xem xét sửa đổi quy định chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.