(CTTĐTBP) - Nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 được lãnh đạo các tỉnh, thành phố kiến nghị, đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo tại hội nghị trực tuyến diễn ra sáng nay (11/3).
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị tại đầu cầu trung tâm (Hà Nội). Tại điểm cầu Bình Phước, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lý Thanh Tâm, cùng đại diện một số sở, ngành tham dự.
Gợi ý thảo luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng: Việc triển khai đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo được thực hiện từ năm 2018 và hiện đang bước vào giai đoạn trọng tâm. Thời gian qua, các địa phương cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, việc lựa chọn sách giáo khoa và các nội dung liên quan đến việc mở cửa trường học sau khi khống chế được dịch Covid-19.
Nhấn mạnh đây là những khó khăn, vướng mắc rất cần sự quan tâm của lãnh đạo các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Việc đổi mới giáo dục và đào tạo có thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào lãnh đạo các địa phương, sự quyết tâm thực hiện của nhà trường, giáo viên và sự đồng thuận của phụ huynh, học sinh.
Liên quan đến nội dung triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, năm học 2021-2022, Đăng Nhập Hi88
còn thiếu 1.564 biên chế, trong đó 1.130 biên chế giáo viên. Về cơ sở vật chất, theo lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh cần bổ sung 5.452 phòng học và phòng chức năng, với tổng kinh phí ước khoảng 3.970 tỷ đồng; cần khoảng 426 tỷ đồng đầu tư trang thiết bị máy móc để hướng đến xây dựng mô hình trường học thông minh ở tất cả các cấp học; cần 34 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu phổ cập môn bơi lội cho học sinh…
Đối với quy định về trường chuẩn quốc gia, hiện nay nhiều đơn vị trường học đã thực hiện chủ trương sáp nhập để tinh giản, tinh gọn bộ máy. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều trường học sau khi sáp nhập không đủ điều kiện để kiểm định và công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc, Bình Phước tham mưu đề xuất trung ương hỗ trợ tỉnh 1.280 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đồng thời, xem xét bổ sung nguồn biên chế còn thiếu để phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của tỉnh. Liên quan đến nội dung xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường học liên cấp tiên tiến và một số nội dung khác, Bình Phước mong sớm nhận được sự quan tâm, hướng dẫn của Bộ./.