Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì các trường hợp bắt buộc chữa bệnh bao gồm:
Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản.
Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 và Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 thì bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm: Bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây Sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút; bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.
|
Điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh đã nêu ra các nguyên tắc cần thực hiện trong khám bệnh, chữa bệnh. Đó là tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh; ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh./.