(CTTĐTBP) - Sáng nay (30/11), thừa ủy quyền của Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh tham dự hội nghị trực tuyến đối thoại chính sách cấp cao "Chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, phát thải thấp".
Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức. Đây là hoạt động mở đầu cho chuỗi các sự kiện đối thoại chính sách cấp cao, cung cấp thông tin, tri thức, kinh nghiệm cho bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để làm cơ sở cho việc định hướng tầm nhìn chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thời gian tới.
Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Bình Phước. Ảnh: Trung Quang
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra 3 mục tiêu quan trọng là giảm phát thải, xanh hóa các ngành kinh tế và xanh hóa lối sống, thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp, hàng hóa hiệu quả bền vững, ít phát thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp xanh. Xây dựng và phát triển nông thôn mới theo hướng xanh với các mô hình làng sinh thái, làng thông minh thích ứng với khí hậu. Phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới, được thiết kế xoay quanh 3 trụ cột: nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Chuyển từ tư duy địa phương sang tư duy toàn cầu; từng bước hướng tới các “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”…
Tại hội nghị, các chuyên gia đã tập trung thảo luận một số nội dung như: nông nghiệp Việt Nam - những thách thức và cơ hội; kinh nghiệm của toàn cầu về chuyển đổi nông nghiệp xanh, phát thải thấp; thách thức đối với chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam sang phát thải thấp trong bối cảnh quốc tế; vai trò của khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy nông nghiệp xanh - bài học chính cho Việt Nam; hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới đối với nông nghiệp Việt Nam…
Theo đánh giá của chuyên gia, Việt Nam đã đi được một nửa chặng đường trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp, có sự dịch chuyển từ định hướng sản xuất sơ cấp sang định hướng thị trường và có sự phối hợp với các ngành khác. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi đang đối mặt với những thách thức và cơ hội lớn khi các mục tiêu về kỳ vọng của xã hội vẫn đang thay đổi. Để đi sâu và đẩy nhanh chương trình về môi trường nông nghiệp, Việt Nam cần một chiến lược và kế hoạch hành động chuyên sâu dựa trên 4 trụ cột chính: chính sách khuyến khích, đổi mới sáng tạo, thể chế và chính sách hỗ trợ. Và điều quan trọng là cần xem xét các giải pháp ở nhiều cấp độ, từ cấp độ trang trại đến cấp độ quốc gia./.