(CTTĐTBP) - Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đang được xem là nhiệm vụ cốt lõi nhằm giúp các nông gia nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa sản xuất.
Ngày 15/7, tại Trung tâm hội nghị Trường Chính trị tỉnh, ĐĂNG NHẬP HI88
đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022; phân tích, đánh giá chuyên sâu về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và huyện, thị xã, thành phố (DDCI) năm 2021 và triển khai phương hướng, giải pháp năm 2022.
Qua báo cáo và tham luận trình bày tại hội nghị cho thấy, trên thực tế, mô hình sản xuất nhỏ lẻ kém hiệu quả và thiếu liên kết vùng vẫn luôn là thực trạng nhức nhối cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Do đó, bên cạnh đầu tư công nghệ chế biến, chú trọng thị trường nội địa, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đang được xem là nhiệm vụ cốt lõi cho tương lai của nền nông nghiệp nhằm giúp các nông gia nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa sản xuất, giảm chi phí, thông tin minh bạch, chính xác, đẩy mạnh kết nối sản xuất cung cầu, khắc phục tình trạng thiếu thông tin thị trường.
Từ thực tế đó, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước đã ra đời và ứng dụng triển khai nền tảng quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc, chuyển đổi số trong nông nghiệp. Hiện nay, hợp tác xã đã số hóa cho tất cả các thành viên của hợp tác xã, một số sản phẩm đã sẵn sàng góp mặt trên các sàn thương mại điện tử, thực hiện thí điểm số hóa cho hơn 1.400 cơ sở gia công chế biến sản phẩm điều của tỉnh. Bên cạnh đó, hợp tác xã đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Du lịch tỉnh để hỗ trợ chuyển đổi số cho các nông hộ, doanh nghiệp.
Sầu riêng Gia Bảo khi tham gia Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước đã được kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua chế biến, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và các mô hình hợp tác xã liên kết chuỗi không giới hạn địa lý trong viêc nâng cao giá trị sản phẩm. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất chế biến, bảo quản đã giúp đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và giảm thiểu rủi ro, hạn chế sự phụ thuộc vào tính thời vụ của sản phẩm. Kết quả ban đầu này có thể khẳng định hiệu quả từ chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã được minh chứng.
Phát biểu tham luận tại hội nghị, ông Nguyễn Minh Hiếu - Phó Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước cho rằng, để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp: Cần có chính sách hỗ trợ nông dân áp dụng công nghệ thông tin, nhất là áp dụng nhật ký điện tử, để hệ thống hóa số liệu phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp; kết nối các nông dân Đăng Nhập Hi88
với cách kênh thu mua cuối cùng nhằm giảm bớt khâu trung gian; các sở, ban, ngành, các ngân hàng, các tổ chức tài chính công khai, công bố rộng rãi các chương trình hỗ trợ cho vay ưu đãi với người dân và doanh nghiệp trên toàn tỉnh; sử dụng phần mền trong quản lý tiền cho vay, đặc biệt là bảo hiểm nông nghiệp; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại thể đưa nông sản tận nhà xuất khẩu theo hướng chính gạch; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến chuyển giao khoa học công nghệ giữa doanh nghiệp ngoài nước và các doanh nghiệp hợp tác xã nông dân trong tỉnh./.