(CTTĐTBP) - Ngày 01/11/2023, Quốc hội dành cả ngày làm việc tại hội trường để thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội Đăng Nhập Hi88
đã tham gia ý kiến tại phiên họp. Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đồng tình với nội dung báo cáo các kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và dự kiến phương án phát triển năm 2024. Qua báo cáo, đã cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng…
Đẩy mạnh cơ cấu lại, phát triển kinh tế nông nghiệp
Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024 và thời gian tới, Chính phủ đã đề cập 12 nhóm giải pháp. Đại biểu quan tâm đến nhóm giải pháp thứ 4 là tập trung thực hiện hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh… trong đó có nội dung đẩy mạnh cơ cấu lại, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dụng nông thôn mới.
Báo cáo của Chính phủ đánh giá năm 2023, khu vực nông nghiệp phát triển ổn định, tăng 3,38%, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong khó khăn… Tuy đạt được kết quả tích cực nhưng qua thực tế cho thấy, dù luôn được xác định là trụ đỡ của nền kinh tế, song đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, nông dân vẫn là chủ đề của nhiều rủi ro khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ ngang, hoặc dưới giá thành và liên tục phải giải cứu.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan cần tập trung đánh giá một cách thực chất, để từ đó có giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và khắc phục cho được điệp khúc “được mùa mất giá” và chấm dứt các đợt giải cứu nông sản như thời gian vừa qua.
Có thể lấy diện tích sầu riêng của chúng ta hiện nay là một báo động. Theo quy hoạch trồng trọt đề ra định hướng đến năm 2020, cả nước có khoảng 65.000 - 75.000ha sầu riêng. Tuy nhiên, số liệu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, hiện cả nước đã có 131.000ha sầu riêng. Theo phân tích đánh giá, mỗi năm diện tích cây trồng này tăng bình quân 24,5% - mức tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực. Trong đó, Tây Nguyên nhanh chóng vươn lên dẫn đầu với diện tích 75.000ha, tiếp đó là Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung. Riêng Đăng Nhập Hi88
đã có 5.300ha sầu riêng. Các chuyên gia lo ngại tình trạng người dân ở một số tỉnh thành phía Nam đổ xô trồng sầu riêng, có thể dẫn đến hậu quả phá vỡ quy hoạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi cung vượt quá cầu, đừng để sầu riêng trở thành sầu chung thì hậu quả rất đau lòng.
Để giải quyết được khó khăn trên, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị trước hết phải tạo cơ chế thông thoáng, cùng các chính sách đủ hấp dẫn để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đầu tư vào vùng nông thôn.
Doanh nghiệp là người đồng hành, dẫn dắt và thúc đẩy hoạt động kinh tế nông nghiệp
Theo số liệu thống kê khảo sát, hiện nay, trong hơn 900.000 doanh nghiệp của cả nước đang hoạt động thì hiện chỉ có trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Trong đó, số doanh nghiệp hoạt động ở vùng nông thôn chỉ có 10%, còn lại chủ yếu đầu tư ở các cụm, khu công nghiệp, các khu đô thị. Vùng nông thôn là khoảng trống cho tư thương thu gom, làm giá… Điều này cho thấy, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp, đầu tư vào vùng nông thôn vẫn đang là bài toán cần lời giải ở nhiều địa phương.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, trong các giải pháp của Chính phủ cũng đã đề cập đến việc chú trọng những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển thị trường; đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam; đảm bảo an ninh lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Như vậy, chúng ta đã chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh cao. Đây chính là một đột phá về tư duy và cách làm nông nghiệp.
Để thực hiện được, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh tới vai trò của doanh nghiệp là người đồng hành, dẫn dắt và thúc đẩy hoạt động kinh tế nông nghiệp rất quan trọng. Doanh nghiệp sẽ góp phần định hình tư duy của nông dân để thực hành làm kinh tế nông nghiệp.
Chính phủ và các bộ, ngành cần đồng hành cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nêu rõ, hiện nay đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư nhưng việc tiếp cận chính sách trong thực tế rất khó khăn, như giá đất, thuế… Nếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp mà phải tham gia đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư sẽ rất khó thu hút doanh nghiệp tham gia, vì đầu tư vào nông nghiệp rủi ro cao, lợi nhuận thấp nhưng chi phí cao. Vì vậy, phải nghiên cứu xây dựng chính sách phù hợp.
Chính phủ và các bộ, ngành cần đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong việc xin phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi công nghệ cao trên đất nông nghiệp. Thực tế hiện nay, thủ tục này khá vất vả, bởi quan điểm cho rằng dễ biến đất ruộng thành đất ở.
Qua khảo sát, các doanh nghiệp, nhà đầu tư cho rằng muốn trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao bắt buộc phải đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính, chuồng trại hiện đại, kể cả nơi ở cho người chăm sóc, nhu cầu xây dựng trên đất nông nghiệp đang là vấn đề khó khăn cho nhiều nhà đầu tư cần tháo gỡ để phát triển. Tính ổn định của quy hoạch và chính sách trong từng lĩnh vực nông nghiệp chưa cao, việc quản lý thực hiện quy hoạch còn thiếu chặt chẽ, thiếu chế tài hiệu quả. Đề nghị cần phải giải cứu căn cơ hơn trong thời gian tới.
Cuối cùng, đại biểu đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần có sự quan tâm, thực sự đồng hành với doanh nghiệp nông nghiệp; có chính sách ưu đãi đặc biệt cho nông nghiệp xanh, do hiện nay lãi suất còn cao so với khả năng lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, doanh nghiệp không thể vay vốn đầu tư vào nông nghiệp./.