Theo đó, Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 giảm 0,1% so với tháng trước, trong đó khu vực thành thị giảm 0,31% so với tháng trước, khu vực nông thôn giảm 0,02% so với tháng trước.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 08 nhóm hàng tăng giá, 03 nhóm hàng giảm giá.
08 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, cụ thể như sau: nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,70%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,47%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,38%; giáo dục tăng 0,16%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,15%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,05%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,02%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%.
Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 8/2024 tăng 0,15% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 1,19% (gạo tẻ thường tăng 1,30%, gạo tẻ ngon tăng 0,30%, gạo nếp tăng 0,18%), do nhu cầu nhiều mà nguồn cung thấp, cùng với đó giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng tăng nhẹ.
Giá thực phẩm tháng 8/2024 giảm 0,27% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng sau: giá thịt gia súc giảm 0,52% so với tháng trước, trong đó thịt lợn giảm 0,82%, thịt bò giảm 0,24%. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng giảm vào tháng 7 âm lịch ăn chay. Theo đó, thịt chế biến giảm 0,6% so với tháng trước. Trong đó thịt quay, giò chả giảm 0,62%; thịt chế biến khác giảm 0,09%.
Nguồn cung ở địa phương dồi dào, nhu cầu tiêu dùng trong các trường học giảm vì vẫn đang kỳ nghỉ hè làm cho giá thịt gia cầm giảm 0,29% so với tháng trước, trong đó giá thịt gà giảm 0,31%, thịt gia cầm khác giảm 0,19%. Theo đó, giá trứng các loại cũng giảm 0,53% so với tháng trước.
Giá thủy hải sản tươi sống giảm 0,2% so với tháng trước do sản lượng khai thác tăng do thời tiết thuận lợi cho ngư dân ra khơi. Theo đó, giá thuỷ sản chế biến giảm 1,17%, giá các loại rau tươi giảm 0,12% do nguồn cung dồi dào. Cụ thể, giá bắp cải giảm 0,93%, cà chua giảm 0,45%, khoai tây giảm 0,39%, măng tươi giảm 7,54%, rau tươi khác giảm 0,55%, rau dạng quả, củ giảm 0,35%.
Giá đồ gia vị giảm 0,77%; đường, mật giảm 2,76%; sữa, bơ, phô mai giảm 0,12% do siêu thị có chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Giá nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công tăng làm giá dầu mỡ ăn và chất béo khác tăng 0,86% so với tháng trước; nước mắm tăng 0,25%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,40%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,03%. Giá quả tươi, chế biến tăng 0,31% so với tháng trước, trong đó giá quả tươi khác tăng 0,17%, chuối tăng 0,53%, táo tăng 0,36%, xoài tăng 1,52% do nhu cầu thờ cúng vào tháng 7 âm lịch và lễ Vu Lan. Giá các loại đậu và hạt tăng 0,67% do thời tiết nắng nóng, sản lượng giảm.
Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 8/2024 giảm 0,16% so với tháng trước do các nguyên nhân chủ yếu sau: giá điện sinh hoạt giảm 1,28% so với tháng trước, nước sinh hoạt giảm 0,51% do thời tiết bắt đầu vào mùa mưa dẫn đến nhu cầu sử dụng của người dân giảm. Giá dầu hỏa giảm 5,98% so với tháng 7/2024 do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá vào ngày 01/8/2024, 08/8/2024, 15/8/2024 và 22/8/2024. Giá gas tháng 8/2024 tăng 0,64% so với tháng trước, do giá gas trong nước điều chỉnh tăng 2.700 đồng/bình 12kg theo giá gas thế giới. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,15%; dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,87% do chi phí nhân công và nhu cầu xây dựng tăng./.