(CTTĐTBP) - Bình Phước đang trong quá trình chuyển đổi số (CĐS) với những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Cùng với phát triển hệ thống nền tảng dịch vụ công phục vụ CĐS trên các lĩnh vực, đảm bảo an toàn thông tin cho hoạt động của cơ quan nhà nước, thì việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin (CNTT) từ tỉnh đến cơ sở là yếu tố quan trọng đảm bảo hạ tầng CNTT của tỉnh được vận hành hiệu quả.
Ðội ngũ CNTT thiếu và mỏng
Trong quá trình CĐS, các địa phương đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực. Tại thị xã Bình Long, mặc dù đã thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc về CĐS, tổ công nghệ số cộng đồng nhưng chủ yếu vẫn là nhân sự kiêm nhiệm. Việc này dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Anh Trần Thủ Khoa, cán bộ phụ trách công tác dân tộc - tôn giáo ở phường An Lộc, thị xã Bình Long cho biết: “Chúng tôi vừa làm công việc chuyên môn vừa kiêm sửa chữa máy tính khi hư hỏng. Sau khi tham gia các lớp tập huấn, chúng tôi tự mày mò và hướng dẫn cho nhau để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Các sự cố lớn về đường truyền không thể tự khắc phục mới nhờ đến sự hỗ trợ của tuyến trên”.
Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, hằng năm thị xã Bình Long còn chú trọng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng đô thị thông minh vào năm 2025. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khiến việc thu hút chưa như kỳ vọng. Đội ngũ cán bộ CNTT thiếu và mỏng là một trong những hạn chế lớn.
Anh Nguyễn Minh Hoàng, chuyên viên CNTT tại UBND thị xã Bình Long chia sẻ: “Trước yêu cầu CĐS, hầu hết công việc được thực hiện trên môi trường mạng, khối lượng công việc hằng ngày vì thế rất lớn. Trong điều kiện khó khăn chung về nguồn nhân lực CNTT, thị xã đang khắc phục bằng cách cử cán bộ, công chức đi đào tạo, tập huấn và tham gia các lớp bồi dưỡng về CNTT. Bản thân tôi đang kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực và hỗ trợ bộ phận một cửa thị xã cũng như 6 xã, phường khi gặp sự cố về hệ thống, đường truyền internet… Để đáp ứng yêu cầu công việc, cán bộ, công chức của thị xã phải linh hoạt học tập nâng cao trình độ chuyên môn”.
Thiếu hụt về nguồn nhân lực CNTT của thị xã Bình Long cũng là khó khăn chung của nhiều huyện, thị xã, sở, ngành khác trong tỉnh. Theo thống kê của ĐĂNG NHẬP HI88
, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn về CNTT là 94 người, bao gồm các cơ quan cấp tỉnh, huyện có chuyên trách hoặc giao phụ trách CNTT. Trong đó, khối sở, ban, ngành cấp tỉnh là 69 người, cấp huyện 25 người. Ngoài ra, tỉnh còn thành lập 111 tổ công nghệ số cộng đồng và triển khai Đề án 06/CP cấp xã, 843 tổ, ấp, thôn với số lượng thành viên tham gia hỗ trợ gần 6.000 người.
Nguồn nhân lực CNTT của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định. Một số công chức chuyên trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị, địa phương phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác hoặc chưa có cán bộ chuyên trách về CNTT dẫn đến chưa có nhiều thời gian để tập trung tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về CNTT và chưa đảm bảo, kịp thời trong giải quyết công việc. Bình Phước cũng chưa có cơ chế đặc thù trong tuyển dụng nhân lực ở lĩnh vực này. Thu nhập bình quân lĩnh vực CNTT trong cơ quan nhà nước còn thấp nên chưa tạo sức hút nguồn nhân lực chất lượng cao về tỉnh làm việc; nhiều cơ quan, đơn vị vì thế rất khó tuyển dụng.
Ông NGUYỄN THANH PHONG Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
Linh động trong đào tạo, thu hút nhân lực
Bình Phước là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng chính quyền điện tử và CĐS. Tuy nhiên, tỉnh đang thiếu nhân lực CNTT chất lượng cao; kỹ năng số của cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp còn hạn chế. Trên cơ sở nhận diện những khó khăn thực tế, tỉnh đã ban hành đề án “Phát triển nguồn nhân lực CNTT Đăng Nhập Hi88
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đề án chú trọng đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình CĐS của tỉnh; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CĐS trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
Đề án “Phát triển nguồn nhân lực CNTT Đăng Nhập Hi88
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đề ra mục tiêu: đến năm 2025 đạt 100% cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về CĐS, kỹ năng số, công nghệ số. 60% dân số biết và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác. Đào tạo được tối thiểu 50 chuyên gia CĐS trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình CĐS tại tỉnh…
Để thúc đẩy quá trình CĐS ở cấp cơ sở thì yếu tố nhân sự, hạ tầng công nghệ số và kinh phí để triển khai là những vấn đề hết sức quan trọng. Bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CĐS cho cán bộ quản lý, chuyên trách và trực tiếp triển khai CĐS trong các cơ quan nhà nước thì việc tăng cường hợp tác để trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu công nghệ số, kỹ năng số, kinh tế số và xã hội số cũng đang được triển khai.
“Giải pháp được triển khai mạnh mẽ và đạt kết quả rõ rệt nhất đó là công tác thông tin, tuyên truyền. Cụ thể: Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 18 lớp tập huấn chuyên đề về CNTT cho 2.538 cán bộ, công chức, viên chức phụ trách CNTT tham gia. Triển khai học trên nền tảng trực tuyến mở đại trà cho 1.870 cán bộ phụ trách CNTT cấp tỉnh, huyện, xã và cho 7.429 thành viên tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm về sản phẩm số, giải pháp số” - ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chia sẻ.
Cùng với đó, tỉnh đang phối hợp, kết nối, ký kết hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp, trường đại học chuyên về viễn thông, CNTT nhằm tăng cường hỗ trợ, hợp tác với tỉnh về đào tạo, nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực CNTT cho tỉnh. Ông Vũ Tuấn Dũng, Giám đốc Viettel Bình Phước cho biết: Đồng hành với Bình Phước trong các nhiệm vụ CĐS, Viettel đã cung cấp nhiều giải pháp, phần mềm và nền tảng CĐS; phối hợp các sở, ban, ngành tổ chức các hội thảo chuyên ngành, tận dụng ứng dụng CĐS để đào tạo, thu hút, giữ chân nguồn nhân lực. Cùng với đó chúng tôi tiếp cận con em người Bình Phước đang học tại các trường đại học CNTT trong toàn quốc để thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho tỉnh.
Từ thực tế triển khai cho thấy, con người là yếu tố quyết định cho quá trình CĐS và việc chuẩn bị nhân tố con người để sẵn sàng cho quá trình này cần được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, trong tiến trình CĐS mà tỉnh đang thực hiện, xây dựng nguồn “nhân lực số” và “công dân số” đáp ứng yêu cầu của việc quản trị, vận hành, khai thác hiệu quả các nền tảng số của tỉnh càng là yêu cầu được đặt ra cấp thiết. Phát triển nguồn nhân lực CNTT vì vậy là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và xã hội, nhằm xây dựng nguồn nhân lực CNTT của tỉnh có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu trước mắt và lâu dài./.