(CTTĐTBP) - Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Hội nghị được trực tuyến đến tất cả các điểm cầu ở các tỉnh, thành trong cả nước.
Tại điểm cầu Bình Phước, Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Trần Tuệ Hiền cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành dự hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là hội nghị đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hội nghị trao đổi, thảo luận với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, tập trung đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những tồn tại, hạn chế của công nghiệp văn hóa ở nước ta; nhận diện những thời cơ, thách thức trong giai đoạn mới. Từ đó đề xuất những giải pháp khả thi về mặt cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những bất cập, tạo điều kiện cho công nghiệp văn hóa phát triển.
Tại hội nghị, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã báo cáo đánh giá về tình hình triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bên cạnh bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa trong những năm qua, báo cáo cũng nêu rõ những con số đánh giá thực trạng phát triển của từng lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn hóa bao gồm điện ảnh, du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, quảng cáo, kiến trúc, thiết kế, xuất bản, thời trang, truyền hình và phát thanh, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ.
Theo đó, thực trạng phát triển của từng lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Sản phẩm dịch vụ của ngành công nghiệp văn hóa chưa thực sự được khai thác hiệu quả. Đây cũng là những vấn đề mà các hội, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực công nghiệp văn hóa đang băn khoăn, trăn trở.
Các ý kiến tại hội nghị đã đưa ra các ví dụ cụ thể và những bài học kinh nghiệm từ các nước thành công về công nghiệp văn hóa và cho rằng, cơ chế chính sách chính là yếu tố quan trọng để thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển.
“Doanh thu cao nhất của một bộ phim Việt tính đến thời điểm hiện tại đạt gần 1.000 tỷ đồng. Sản phẩm văn hóa là tài sản trí tuệ nhưng không thể mang ra vay vốn ngân hàng và cũng chưa được luật pháp bảo hộ. Do vậy, doanh nghiệp rất mong Chính phủ và các bộ, ngành có chính sách cụ thể về thuế, nguồn vốn và thủ tục hành chính để khơi thông nguồn lực văn hóa”.
Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH BHD - doanh nghiệp có hơn 27 năm làm việc trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Văn hóa có thể tác động đến nhiều lĩnh vực khác. Chúng ta cần nhìn văn hóa ở câu chuyện bán hàng và sản phẩm của địa phương, đất nước sẽ đi theo dòng chảy của văn hóa.
Chuyên gia và doanh nghiệp nhận định, công nghiệp văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực, mang lại nhiều giá trị bền vững, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của đất nước nhưng cũng đang gặp phải nhiều sự cạnh tranh mang tính toàn cầu. Do vậy, sự hỗ trợ, động viên thiết thực, kịp thời của Chính phủ về mặt cơ chế chính sách sẽ giúp công nghiệp văn hóa có thêm không gian để phát triển.
Những đề xuất, giải pháp được chia sẻ tại hội nghị là cơ sở để Chính phủ chỉ đạo, định hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm các ngành công nghiệp văn hóa, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, các địa phương có giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Việt Nam.