(CTTĐTBP) - Sau 21 ngày (từ 20/10 - 15/11) làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.
Công tác lập pháp
Quốc hội thông qua 6 luật và 3 nghị quyết gồm: Luật dầu khí (sửa đổi); Luật phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật thanh tra (sửa đổi); Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện; Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi); Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, Quốc hội cho ý kiến 8 dự án luật gồm: Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Dự án Luật đất đai (sửa đổi); Dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Dự án Luật đấu thầu (sửa đổi); Dự án Luật giá (sửa đổi); Dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi); Dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi); Dự án Luật phòng thủ dân sự.
Xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng
Sau khi xem xét các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Quốc hội khẳng định dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, kịp thời của Đảng; quyết sách phù hợp, chủ động và giám sát có hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, ước cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu đề ra.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nghị quyết sau:
Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023: Quốc hội đã quyết định mục tiêu tổng quát, 15 chỉ tiêu, 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó yêu cầu: Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung phòng chống, kiểm soát dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Quốc hội quyết định tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.620.744 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.076.244 tỷ đồng; mức bội chi ngân sách nhà nước là 455.500 tỷ đồng (tương đương 4,42% GDP); tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 648.213 tỷ đồng.
Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023: Quốc hội đã quyết định tổng số thu ngân sách trung ương là 863.567 tỷ đồng; tổng số thu ngân sách địa phương là 757.177 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách trung ương là 1.294.067 tỷ đồng, trong đó dự toán 436.204 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó đã quyết nghị: (1) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 trong thời gian sớm nhất; (2) Áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật 05 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên; (3) Bổ sung thông tin “nơi sinh” vào hộ chiếu cấp cho công dân Việt Nam, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân khi thực hiện hoạt động nhập cảnh tại các nước…
Hoạt động giám sát tối cao
Trong thời gian 2,5 ngày, Quốc hội đã tiến hành chất vấn đối với 3 Bộ trưởng và Tổng Thanh tra Chính phủ về các lĩnh vực: xây dựng, thông tin và truyền thông, nội vụ, thanh tra. Các vấn đề được Quốc hội lựa chọn là “trúng và đúng”, là các vấn đề mang tính thời sự, được cử tri, nhân dân cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm.
Trên cơ sở kết quả giám sát chuyên đề, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu lực công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, xét xử trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; thường xuyên đánh giá hiệu quả thực thi các chính sách, pháp luật đã ban hành để kịp thời điều chỉnh những bất cập, mâu thuẫn; tập trung xây dựng chính sách quốc gia về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong từng giai đoạn đối với các lĩnh vực trọng yếu như: năng lượng, đất đai, tài nguyên, khoáng sản… Qua đó, nâng cao tối đa hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực đất nước để phát triển nhanh và bền vững.
Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Tại kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tham gia đóng góp 2 lượt ý kiến tại hội trường; 14 lượt ý kiến tại cuộc thảo luận tại tổ đối với các dự án luật: Luật phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật thanh tra (sửa đổi); Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện; Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Dự án Luật đất đai (sửa đổi); Dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Dự án Luật đấu thầu (sửa đổi); Dự án Luật giá (sửa đổi); Dự án Luật phòng thủ dân sự và Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk…
Trong năm 2022, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức giám sát 3 chuyên đề quan trọng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội: (1) Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật quy hoạch có hiệu lực thi hành”; (2) Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”; (3) Giám sát “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021” trên địa bàn Đăng Nhập Hi88
.
Đồng thời, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tham gia 3 buổi tiếp công dân định kỳ tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh và tiếp 11 lượt công dân tại trụ sở làm việc của Đoàn đại biểu Quốc tỉnh. Tính đến ngày 25/11/2022, Đoàn ĐBQH Đăng Nhập Hi88
đã tiếp nhận 96 đơn khiếu nại, tố cáo của công dân. Sau khi nghiên cứu, phân loại, Đoàn ĐBQH tỉnh đã chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết 31 đơn. Hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết 5 đơn. Lưu 60 đơn không đủ điều kiện giải quyết theo quy định, còn lại 7 đơn đang xử lý. Đến nay, các cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết, trả lời 25 đơn, còn lại 6 đơn đang trong thời hạn giải quyết.
Đoàn ĐBQH tỉnh cũng đã phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức cho các ĐBQH tỉnh tiến hành 4 đợt tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 3, thứ 4 Quốc hội khóa XV, tại các đơn vị bầu cử của 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Qua tiếp xúc cử tri, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổng hợp chuyển đến Quốc hội, Chính phủ 33 kiến nghị, chuyển đến ĐĂNG NHẬP HI88
75 kiến nghị, ban hành 1 Công văn gửi trực tiếp đến ĐĂNG NHẬP HI88
đề nghị xem xét, giải quyết, trả lời theo quy định. Công tác tiếp xúc cử tri luôn được Đoàn ĐBQH quan tâm, thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, ĐĂNG NHẬP HI88
, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh để phục vụ tốt cho công tác tổ chức hội nghị và tiếp thu, giải trình kiến nghị cử tri./.