Theo đó, UBND huyện phấn đấu về hạ tầng số, 100% cơ quan nhà nước cấp huyện, cấp xã kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng theo kế hoạch của ĐĂNG NHẬP HI88
; phủ sóng mạng di động 4G và mạng Internet cáp quang đến 100% khu dân cư, thôn ấp, 100% địa bàn toàn huyện.
Về chính quyền số, 80% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng kiến thức và có kỹ năng số đáp ứng yêu cầu hoạt động công vụ; 100% các bộ chuyên trách công nghệ thông tin (CNTT) được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao về nhận thức, kỹ năng và nghiệp vụ quản lý và hoạt động chuyển đổi số; 100% phòng, ban, đơn vị cấp huyện, UBND cấp xã, thị trấn thực hiện tạo lập và quản lý hồ sơ điện tử, trong đó tỷ lệ hồ sơ điện tử đạt tương ứng các cấp là 80%/60% (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)...
Về kinh tế số, 70% khu công nghiệp, cụm công nghiệp thực hiện chuyển đổi số; tuyên truyền, hướng dẫn và có các hoạt động hỗ trợ về chuyển đổi số đến các doanh nghiệp trên địa bàn huyện; 80% hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, OCOP... có ứng dụng điện thoại thông minh, Internet băng rộng, sàn thương mại điện tử, tiến tới thanh toán hạn chế tối đa dùng tiền mặt.
Về xã hội số, tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt trên 90%; tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt trên 90%; tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức cho phép khác đạt trên 80%. Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 90%.
UBND huyện Lộc Ninh yêu cầu các phòng, ban, các xã, thị trấn tập trung vào một số giải pháp: đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; thu hút, phát triển nguồn lực CNTT; tăng cường hợp tác với các đơn vị viễn thông, CNTT, các doanh nghiệp liên quan trong tổ chức ứng dụng CNTT, chuyển đổi số tại huyện./.