Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Một số phương thức tội phạm mạng sử dụng để lừa đảo trực tuyến (bài 1)

Thứ hai - 27/05/2024 11:14
(CTTĐTBP) - Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có văn bản cảnh báo một số phương thức tội phạm mạng sử dụng để lừa đảo trực tuyến và khuyến nghị đến người dân cách phòng tránh.
Hình thức lừa đảo tổ chức cá độ bóng đá qua không gian mạng, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng

Ngày 02/01/2024, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế tiến hành tạm giữ 09 đối tượng trong đường dây tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng với số tiền giao dịch trong một tháng là 3,5 triệu USD, tương đương hơn 176 tỷ đồng. Trong đó, Hoàng Anh Luân 31 tuổi, trú tại thị xã Hương Trà được xác định là người cầm đầu.

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối tượng cầm đầu khai nhận đã quản lý một tài khoản cá độ bóng đá cấp cao, hạn mức lên tới 1,4 triệu USD. Theo đó, đối tượng chia tài khoản theo các cấp nhỏ hơn và đưa cho đồng phạm nhằm tổ chức cá độ bóng đá qua không gian mạng.

Trước thực trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật liên quan đến tội phạm và tệ nạn cờ bạc, đặc biệt là cá độ bóng đá. Người dân cần ý thức được hậu quả và tác hại của tệ nạn cá độ bóng đá đối với bản thân, gia đình và xã hội. Tuyệt đối không tham gia cá độ bóng đá dưới mọi hình thức. Trường hợp phát hiện các đối tượng có biểu hiện nghi vấn liên quan đến cá độ bóng đá cần kịp thời báo tin tố giác với cơ quan Công an gần nhất hoặc qua đường dây nóng của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an (069.2348569) để có biện pháp điều tra xử lý, góp phần làm lành mạnh môi trường xã hội.

Chiêu trò sử dụng các ứng dụng cho vay nặng lãi, thu lợi bất chính

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An vừa bắt giữ 03 đối tượng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Từ đầu 2023 đến nay, các đối tượng đã cho 20 người vay số tiền trên 02 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 500 triệu đồng.

Với chiêu trò này, các đối tượng không viết giấy vay nợ, hay bất kỳ một loại giấy thể hiện lãi suất vay mà sử dụng các phần mềm ứng dụng (app) trên mạng xã hội để quản lý. Các đối tượng đã lợi dụng sự khó khăn về kinh tế của người dân trên địa bàn để cho vay tiền với lãi suất cao từ 3.000 - 5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày (tương đương 108% đến 182,5%/1 năm). Khi đến hạn thanh toán tiền lãi nếu người vay không trả kịp, các đối tượng sẽ trực tiếp đến nhà đe dọa người vay nhằm gây sức ép.

Qua quá trình điều tra cho thấy, các đối tượng lừa đảo trên có nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, đã từng có tiền án và hoạt động rất tinh vi.

Trước thực trạng trên, Bộ TT&TT khuyến cáo người dân nên tìm đến các tổ chức cho vay uy tín như ngân hàng hoặc các công ty tài chính hợp pháp; tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng trên các trang web hoặc ứng dụng không đáng tin cậy. Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, đặc biệt liên quan đến tài chính, người dân nên xem xét cẩn thận các quyền mà ứng dụng yêu cầu cũng như đọc kĩ các điều khoản, chính sách của ứng dụng này. Nếu phát hiện có điểm đáng ngờ, hãy hủy cài đặt ứng dụng ngay lập tức.

Chiêu trò giả danh cán bộ

Công an tỉnh Thái Nguyên vừa khởi tố vụ án, bắt tạm giam Lê Nguyên Giáp sinh năm 1993, ở phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, ngày 20/12/2023, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Thái Nguyên tiếp nhận đơn trình báo của một người sinh năm 1984, ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên về hành vi lừa đảo của Lê Nguyên Giáp.

Theo đó, đối tượng giả danh quen biết cán bộ làm việc tại Bộ Công an có khả năng giải quyết, lấy lại được tiền ảo đã thua lỗ của nạn nhân để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Nạn nhân cho biết có tham gia đầu tư tiền ảo trên mạng và đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng sau đó vì tâm lý muốn lấy lại tiền, nạn nhân lại tìm và tham gia vào một số nhóm trên mạng xã hội để tìm cơ hội lấy lại tiền. Nắm bắt tâm lý trên của nạn nhân, đối tượng chủ động nhắn tin và cho biết mình cũng từng bị lừa đảo; đồng thời tự giới thiệu có quen biết với một cán bộ làm ở Bộ Công an có thể giúp lấy lại số tiền bị lừa đảo. Để tạo lòng tin, đối tượng còn gửi số điện thoại của bản thân, giả làm cán bộ công an gọi điện và trao đổi với nạn nhân. Trong quá trình trao đổi, nạn nhân đã tin tưởng và chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo trên 03 lần với tổng số tiền là 100 triệu đồng. Tuy nhiên, nạn nhân lại tiếp tục rơi vào bẫy và bị lừa chiếm đoạt số tiền trên.

Trước thực trạng lừa đảo trên, Bộ TT&TT đưa ra khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người đã trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, cần phải thường xuyên cập nhật và nắm bắt thông tin về vấn đề an toàn không gian mạng; luôn cảnh giác với những lời mời chào trên mạng xã hội. Tuyệt đối không cung cấp những thông tin cá nhân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng, mã OTP… để tránh bị đánh cắp thông tin sử dụng cho mục đích phi pháp. Không thực hiện bất kỳ giao dịch nào trên mạng xã hội nếu chưa xác minh được chính xác người nhận tiền là ai.

Nếu đã bị lừa thì lập tức báo ngay cho cơ quan công an gần nhất, tuyệt đối không nghe theo hướng dẫn của bất cứ đối tượng nào mạo danh có thể lấy lại tiền giúp nạn nhân mà phải chuyển phí trước.

Lừa đảo sử dụng kịch bản “thanh lý đồ điện tử giá rẻ” nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng mạng xã hội

Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bắc Kạn vừa xử lý thành công chuyên án đấu tranh với đối tượng sử dụng mạng xã hội Facebook để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân.

Theo đó, đối tượng Lê Thanh Tuấn sinh năm 1989, ở Hoài Đức, Hà Nội bị bắt giữ vì hành vi lập nick ảo để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Với thủ đoạn lập các tài khoản Facebook giả mạo rồi dùng kịch bản thanh lý đồ điện tử giá rẻ, đối tượng đã lừa tiền của nhiều người dùng mạng xã hội. Đối tượng đã tạo lập các tài khoản Facebook giả mạo với tên tương tự những tài khoản ngân hàng chính chủ đã mua. Những tài khoản này được đối tượng sử dụng để đăng tải các bài viết có nội dung thanh lý các món đồ điện gia dụng như tủ lạnh, tủ đông, tủ hải sản... tại các hội nhóm trên mạng xã hội.

Đối tượng thường tự giới thiệu là người ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, hiện làm nghề mua bán hải sản, cần thanh lý đồ đạc trong cửa hàng để chuyển đổi mục đích kinh doanh. Để thu hút người mua, đối tượng này rao bán đồ điện tử với mức giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Bằng thủ đoạn này, nhiều người đã tin tưởng mua hàng, đồng thời chuyển tiền đặt cọc trước vào tài khoản ngân hàng do Lê Thanh Tuấn cung cấp. Sau khi nhận tiền, đối tượng liền ngay lập tức chặn tương tác với nạn nhân.

Để tránh bị phát hiện, đối tượng này liên tục thay đổi tên và hình đại diện các tài khoản Facebook giả mạo, thậm chí đổi cả số điện thoại liên hệ. Trước tình trạng người dân liên tục bị lừa đảo bằng hình thức bán xe giá rẻ, Bộ TT&TT khuyến cáo người dân nên lựa chọn những địa chỉ uy tín và chính thống để tránh sập bẫy lừa đảo. Người dân không mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như giá rẻ hơn nhiều lần so với thị trường để tránh mua phải những mặt hàng kém chất lượng hoặc bị chiếm đoạt tài sản./.

>>Một số phương thức tội phạm mạng sử dụng để lừa đảo trực tuyến (bài 2)

Tác giả: Hải Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập985
  • Hôm nay85,567
  • Tháng hiện tại8,255,687
  • Tổng lượt truy cập433,630,952
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây