(CTTĐTBP) - Ngày 04/10/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất kết luận về quản lý, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch Đăng Nhập Hi88
giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Tại kết luận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng với 7 nội dung chính.
Về quản lý, bảo vệ rừng, rà soát, kiện toàn lại tổ chức, bộ máy hệ thống chủ rừng và quản lý diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế về công tác quản lý, bảo vệ rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi. Kiên quyết bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có, nâng cao chất ượng rừng thông qua các biện pháp lâm sinh; nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng. Đối với các đơn vị tổ chức các hoạt động du lịch phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về quản lý rừng, các quy định liên quan trong suốt quá trình triển khai. Ứng dụng công nghệ số, phát triển hệ thống thông tin quản lý ngành và chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Về phát triển rừng, đẩy mạnh trồng rừng vùng bán ngập, rừng phòng hộ đầu nguồn, trồng lại rừng sau khai thác, trồng cây phân tán, lựa chọn các loài cây bản địa, cây đặc hữu để trồng bổ sung; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.
Về sử dụng rừng, xây dựng các phương án bảo vệ và phát triển rừng gắn với việc khai thác, sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ. Khai thác có hiệu quả các giá trị của rừng thông qua các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Về bảo vệ môi trường, quản lý chặt chẽ, hạn chế tác động môi trường khi triển khai thực hiện các dự án, mô hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm với phát triển du lịch. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tuân thủ các quy định, quy chế giữ gìn vệ sinh môi trường, không xâm hại cảnh quan môi trường và các loài sinh vật rừng.
Về huy động các nguồn lực để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch, chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tranh thủ tối đa sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài; gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc, biên giới, nhất cho người dân làm nghề rừng. Huy động các nguồn vốn hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng, liên kết đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm về công tác giữ rừng nhằm thay đổi tư duy, nhận thức của lực ượng tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ ngành lâm nghiệp có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cao, tâm huyết với nghề. Hoàn thiện và củng cố các phòng, trung tâm về cung cấp dịch vụ phục vụ du lịch sinh thái tại các đơn vị chủ rừng. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp và nguồn nhân lực du lịch tại chỗ, nguồn nhân lực địa phương.
Tăng cường chất ượng, hiệu quả công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh du lịch trên địa bàn tỉnh bằng nhiều kênh thông tin khác nhau, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số; nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng cáo du lịch, sản phẩm du lịch...