(CTTĐTBP) - Sáng 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và đầu tư phát triển. Hội nghị được trực tuyến đến 63 điểm cầu UBND các tỉnh, thành trong cả nước.
Dự tại điểm cầu Bình Phước có Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Trần Tuệ Hiền cùng lãnh đạo một số sở, ngành, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, Việt Nam có gần 680 doanh nghiệp nhà nước, nắm giữ khối tài sản khoảng 3,8 triệu tỷ đồng, chiếm gần 38% tổng GDP của cả nước. Doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao và đóng vai trò chi phối, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế. Tuy nhiên, có thể thấy, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Các tập đoàn, tổng công ty chưa chú trọng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực và chưa có sự phối hợp, liên kết, tận dụng thế mạnh của doanh nghiệp trong các lĩnh vực để thực hiện các dự án lớn, trọng điểm. Một số dự án đầu tư còn chậm tiến độ. Các dự án đầu tư mới trong thời gian qua không được thúc đẩy. Việc không tạo ra được năng lực tăng thêm này sẽ dẫn đến trong 5 năm tới, đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước rất hạn chế.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều đề xuất với Chính phủ bao gồm việc tạo cơ chế, chính sách đặc thù về vốn và quy trình thủ tục để doanh nghiệp có thể cộng hưởng các nguồn lực với nhau trong hợp tác đầu tư; giải quyết vướng mắc về thể chế, đồng thời mong muốn được tham gia hợp tác quốc tế để tìm ra điểm mới, điểm khác biệt đầu tư phát triển, đặc biệt là hợp tác về công nghệ. Doanh nghiệp cũng kiến nghị cần sửa đổi một số điểm, điều khoản trong các thông tư, nghị định, luật để giải quyết một số vướng mắc, hạn chế trong hoạt động điều hành, kinh doanh của doanh nghiệp được chủ động, hiệu quả hơn.
8 tháng năm 2023, tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước đạt gần 781.973 tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch năm và tăng 5% so với cùng kỳ. Một số doanh nghiệp có tổng doanh thu lớn hơn 10 ngàn tỷ đồng như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 31.236 tỷ đồng; tổng nộp ngân sách nhà nước ước đạt gần 50.994 tỷ đồng.
Đối với tình hình đầu tư phát triển, các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước đã giải ngân hơn 100.000 tỷ đồng. Theo đánh giá, tiến độ giải ngân trong các tháng cuối năm và các năm tiếp theo dự kiến tiếp tục gia tăng sau khi các tập đoàn, tổng công ty hoàn thiện thủ tục đầu tư và các vướng mắc, khó khăn dần được giải quyết.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp nhà nước phải nỗ lực hơn nữa trong đầu tư phát triển. Trên cơ sở những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tập trung các biện pháp tháo gỡ, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp nhà nước phát huy thế mạnh, vai trò, đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế./.