(CTTĐTBP) - Ngày 27/7, ĐĂNG NHẬP HI88
đã ban hành Kế hoạch số 240/KH-UBND về thực hiện Quyết định số 1633/QĐ-UBND ngày 07/9/2022 của ĐĂNG NHẬP HI88
về nâng cao năng lực quản lý vùng an toàn dịch bệnh (ATDB).
Tại Kế hoạch này, ĐĂNG NHẬP HI88
đề ra 3 nhiệm vụ và giải pháp chính. Đó là nâng cao năng lực cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; xây dựng ban hành các văn bản, quy định quản lý đối với vùng ATDB, ứng dụng công nghệ trong quản lý vùng ATDB.
Nâng cao năng lực cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về dịch tễ, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản cho cơ quan chuyên môn thú y cấp tỉnh, huyện, xã. Tăng cường năng lực giám sát, dự báo, cảnh báo, ứng phó dịch bệnh, nhất là việc khống chế các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm.
Nâng cao năng lực quản lý các dịch vụ thú y trong rà soát, góp ý bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ thú y, quản lý hoạt động các phòng thử nghiệm về thú y. Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hành nghề thú y trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh; quy định chuyên môn về loại hình dịch vụ thú y.
Nâng cao năng lực kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý an toàn thực phẩm đối với động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật. Rà soát, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở chế biến sản phẩm động vật theo hướng giảm cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tăng cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, triển khai các chính sách phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp phù hợp...
Xây dựng ban hành các văn bản, quy định quản lý
Xây dựng quy định và triển khai biện pháp kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB. Rà soát, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thủ tục đăng ký kiểm dịch trên hệ thống cổng thông tin điện tử, hệ thống một cửa điện tử. Thiết lập hệ thống nhận diện gia súc, gia cầm trên cơ sở thực hiện việc đánh dấu theo từng con hoặc theo lô hàng; xây dựng hệ thống trực tuyến thu thập, quản lý dữ liệu về vận chuyển, đảm bảo truy xuất nguồn gốc.
Đối với các huyện có đường biên giới với Vương quốc Campuchia, xây dựng quy định phối hợp liên ngành để tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trước khi xử lý. Các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, tổ kiểm dịch lưu động thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ gia súc, gia cầm và sản phẩm vận chuyển ra vào địa bàn cấp tỉnh; tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, chất thải động vật; kịp thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ và sản phẩm của gia súc, gia cầm bị bệnh, không rõ nguồn gốc.
Ứng dụng công nghệ trong quản lý
Sử dụng hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (VAHIS) trong cập nhật tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và vùng ATDB. Ứng dụng phần mềm quản lý trang trại chăn nuôi, giám sát dịch bệnh bằng công nghệ GIS. Hỗ trợ các trang trại trong việc sử dụng công nghệ số trong quản lý tất cả thông tin, dữ liệu, tài liệu liên quan đến hoạt động chăn nuôi của cơ sở.
Xây dựng một hệ thống quản lý tất cả các thông tin như số liệu chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, vận chuyển, giết mổ, môi trường... Quản lý chăn nuôi, xây dựng hệ thống quản lý chăn nuôi trong vùng ATDB từ cấp huyện - cấp xã - cơ sở chăn nuôi (trang trại và nông hộ); xây dựng, cấp mã trại phục vụ cho quản lý và truy xuất nguồn gốc. Xây dựng phần mềm quản lý, thống kê, cập nhật tình hình chăn nuôi từ xã - huyện - tỉnh, nhất là quản lý chăn nuôi nông hộ vì dịch bệnh chủ yếu xuất hiện từ đây, do đó để xây dựng thành công vùng ATDB phải quản lý được nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ./.