Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Nhân rộng mô hình phân cấp của UBND thành phố Hà Nội

Thứ hai - 23/10/2023 10:25 602
(CTTĐTBP) - Bộ Nội vụ vừa ban hành văn bản hướng dẫn việc nhân rộng mô hình phân cấp của UBND Thành phố Hà Nội để áp dụng tại các tỉnh, thành phố. 
 

Theo đó, Bộ Nội vụ đề nghị đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên căn cứ tại Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước và trên cơ sở nội dung phân cấp của UBND thành phố Hà Nội để nghiên cứu nhân rộng mô hình phân cấp tại địa phương và hoàn thành gửi trước ngày 31/12/2023. 
 

Nghị quyết số 04/NQ-CP nhấn mạnh quan điểm phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội về đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước trên cơ sở tuân thủ các quy định của Hiến pháp năm 2013 gắn với hoàn thiện thể chế; bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia. Kế thừa và phát huy hiệu quả các quy định hợp lý về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các quy định của pháp luật để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, khai thác hiệu quả và giải phóng các nguồn lực phát triển của địa phương, đặc biệt là các địa phương tự bảo đảm ngân sách, có vị trí, vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội vùng.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phải đi đôi với bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và yêu cầu quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành, lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ, bảo đảm một việc không quá 02 cấp hành chính quản lý. Gắn việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các ngành với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và người dân thì giao cho cấp đó thực hiện.

Đồng thời, góp phần hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà nước đi đôi với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực gắn với cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý Nhà nước giữa trung ương và địa phương.

Bên cạnh đó, việc phân cấp, phân quyền nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền nhằm phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm, bảo đảm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng đầu; đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, của pháp luật, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ Nhân dân./.

Tác giả bài viết: Hải Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,246
  • Hôm nay158,771
  • Tháng hiện tại7,038,727
  • Tổng lượt truy cập380,159,064
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây