Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Phân biệt loét miệng với bệnh tay chân miệng, lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà

Thứ năm - 02/06/2022 08:16 24914
(CTTĐTBP) - 90% các ca bệnh tay chân miệng đều ở thể nhẹ và có thể tự điều trị tại nhà, trong vòng 7 – 10 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý một số điều khi tiến hành điều trị tay chân miệng tại nhà để trẻ nhanh khỏi, tránh trở nặng.
 

Tránh nhầm lẫn loét miệng với tay chân miệng

Viêm loét miệng và tay chân miệng đều xuất hiện các vết loét đỏ tổn thương ở khoảng miệng. Tuy nhiên, hai bệnh này cũng có những dấu hiệu riêng cho phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết.

BSCKII Dư Tuấn Quy - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: "Loét miệng, đẹn miệng với tay chân miệng đều có các dấu hiệu xuất hiện trong khoang miệng. Khi loét miệng miệng bình thường các vết loét là áp - tơ và chỉ có 1 vết loét duy nhất. Trẻ cũng có thể bị đau miệng, chảy nước miếng và sốt nhẹ kèm theo. Còn loét miệng do tay chân miệng thì ngoài 1 vết loét sẽ có thêm các vệ tinh, các vết loét, vết chấm loét xung quanh".

Khi phát hiện các vết loét miệng điển hình của bệnh tay chân miệng ở miệng thì cần tìm kỹ ở lòng bàn tay, bàn chân, mông.... để phát hiện thêm những vết loét, ban đỏ khác.

Thời gian gần đây có nhiều trường hợp nổi bóng nước ở các vị trí đặc biệt, kín đáo như rìa ngón tay, kẽ ngón nên chúng ta cần quan sát và chăm sóc trẻ đặc biệt hơn. Cùng với đó phụ huynh phải kiểm tra thử bé có sốt, giật mình hay không.

Phụ huynh cũng cần phải lưu ý vì hiện tượng sốt, biếng ăn, chảy nước miếng của tay chân miệng cũng dễ bị nhầm lẫn với mọc răng.
 

screenshot 1654132434
Các vết loét miệng áp - tơ sẽ chỉ có một vết loét duy nhất trong khi loét miệng do tay chân miệng ngoài 1 vết loét sẽ có thêm các vệ tinh, các vết loét, vết chấm loét xung quanh.

Theo BS. Quy, bệnh tay chân miệng có hai dấu hiệu quan trọng nhất cần chú ý đó là sốt và giật mình.

Thứ nhất, chúng ta có thể thấy trẻ sốt đột ngột, sốt từ ngày thứ 2 trở lên, sốt cao không hạ, uống thuốc hạ sốt nhưng hết thuốc lại sốt lại, phải sử dụng các loại thuốc hạ sốt khác cùng với chảy nước miếng thì cần chú ý trẻ sốt do tay chân miệng có thể trẻ đang trở nặng lên.

Thứ hai là giật mình, khi trẻ bắt đầu bước vào giấc ngủ, thiu thiu ngủ thì trẻ giật mình, hốt hoảng chới với bắng tay chân lên, đó là dấu hiệu giật mình của tay chân miệng.

Có thêm 1 dấu hiệu nữa của tay chân miệng là bé luôn ôm mẹ bên cạnh, không rời mẹ, khi rời mẹ trẻ sẽ hốt hoảng, chới với.

Chăm sóc trẻ tay chân miệng chuẩn bệnh viện tại nhà

 

Khi trẻ mắc tay chân miệng ở thể nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ điều trị ngoại trú tại nhà. BSCKII Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) tư vấn:

- Cho trẻ uống thuốc theo toa bác sĩ cho như hạ sốt, giảm đau, đa sinh tố. Uống thuốc hạ sốt khi sốt > 38 độ bằng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống) có thể lặp lại mỗi 4- 6 giờ khi sốt lại.

- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo độ tuổi, nên cho trẻ ăn nhưng thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay…

- Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.

- Trẻ sẽ đau họng, đau miệng do các vết loét phụ huynh có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel, varogel hoặc trimafort... cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn.

- Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ.

- Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà, tránh kích thích vào các vết loét, ban và cần cách ly với trẻ khác.

- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Nếu trẻ sốt cần cho trẻ tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. Cần theo dõi và cách ly trẻ đủ 10 ngày. Khi trẻ hết sốt, các bóng nước, ban da trên lòng bàn tay, bàn chân của trẻ mờ dần và mất đi không để lại sẹo thì được coi là đã khỏi bệnh.
 

Phụ huynh lưu ý khi trẻ có biểu hiện một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng sau cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay kể cả trong đêm:

  • Sốt cao
  • Thở bất thường
  • Quấy khóc liên tục
  • Khó ngủ hoặc ngủ li bì hoặc ngủ gà
  • Giật mình, hốt hoảng, chới với
  • Ngồi không vững hoặc đi loạng choạng
  • Run tay, chân hoặc co giật
  • Vả mồ hôi
  • Nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú
  • Yếu tay chân
  • Da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái

"Tay chân miệng là bệnh quanh năm, đặc bệt là từ tháng 4 - tháng 6 và tháng 9 - tháng 12. Trẻ đã từng mắc tay chân miệng vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần. Những trẻ đã từng mắc sẽ có miễn dịch tự nhiên tuy nhiên miễn dịch này yếu và không có khả năng chống lại virus. Siêu vi trùng đường ruột có rất nhiều loại, có khả năng đợt này trẻ mắc loại này, đợt sau có thể mắc loại khác nên phụ huynh không được chủ quan lơ là" - BS. Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo./.

Tác giả bài viết: Sức khỏe và Đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,178
  • Hôm nay317,939
  • Tháng hiện tại9,923,871
  • Tổng lượt truy cập383,044,208
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây