(CTTĐTBP) - Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý đảng viên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an trở về địa phương nhằm phân tích, chia sẻ và bàn giải pháp khắc phục khó khăn, nâng cao công tác quản lý đảng viên xuất ngũ, từng bước góp phần củng cố tổ chức cơ sở đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh vừa được Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Đăng Nhập Hi88
tổ chức ngày 16/8/2024.
Dự hội nghị có: Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương III, Ban Tổ chức Trung ương Đặng Duy Thìn; Đại tá Trần Đức Thắng, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 7; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng; đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy; thủ trưởng Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thị xã, thành phố và các đảng viên xuất ngũ trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2015 đến nay, đảng viên là bộ đội xuất ngũ trở về địa phương có 724 người, đảng viên là công an xuất ngũ trở về địa phương có 260 người. Các đảng viên xuất ngũ được trải qua môi trường rèn luyện trong quân ngũ, có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành kỷ luật tốt, luôn phát huy tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên.
Xác định các đảng viên xuất ngũ là những “hạt giống đỏ” của các tổ chức đảng ở cơ sở, thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng đã tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện, sử dụng các đảng viên xuất ngũ. Nhiều đảng viên xuất ngũ trở về địa phương được phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với khả năng, điều kiện, vị trí công việc.
Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn một số hạn chế như: Đa phần đảng viên xuất ngũ còn trẻ, là trụ cột kinh tế gia đình, nhiều đảng viên trẻ phải đi làm ăn xa nên tham gia sinh hoạt đảng chưa thường xuyên. Việc nắm tình hình đảng viên đi làm ăn xa của cấp ủy, chi bộ gặp nhiều khó khăn; động cơ vào Đảng của số ít đảng viên xuất ngũ chưa đúng đắn, chưa rõ ràng nên dễ giảm sút ý chí khi gặp khó khăn… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thời gian qua đã có không ít đảng viên xuất ngũ bị xóa tên, khai trừ và xin ra khỏi đảng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã dành thời gian để thảo luận nhằm nâng cao công tác quản lý, sử dụng đảng viên sau khi xuất ngũ trở về địa phương đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.
Huyện Bù Đốp hiện quản lý 44 đảng viên là bộ đội xuất ngũ. Để phát huy vai trò tiên phong của các đảng viên xuất ngũ trở về địa phương, thời gian qua, huyện đã bố trí 17 đảng viên vào làm việc tại các vị trí trong hệ thống chính trị từ huyện đến thôn, ấp. Về kinh nghiệm, trước hết, cấp ủy, chính quyền các cấp phải thường xuyên nắm tình hình tư tưởng của đảng viên; giáo dục nâng cao nhận thức về ý thức tổ chức kỷ luật và thực hiện tốt nhiệm vụ người đảng viên từ khi kết nạp, nhập ngũ, xuất ngũ và tiếp nhận giới thiệu về tham gia sinh hoạt tại địa phương để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhằm định hướng, giáo dục cho đảng viên xuất ngũ.
Phó Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Bù Đốp Nguyễn Thị Trung Hiếu
Để thực hiện tốt công tác quản lý đảng viên xuất ngũ, công tác bồi dưỡng, giáo dục, giáo dục chính trị, tư tưởng hết sức quan trọng. Do đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Bù Đăng đã ban hành Đề án số 01 ngày 8-8-2022 về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác quản lý đảng viên, hạn chế tình trạng đảng viên bỏ sinh hoạt và xin ra khỏi Đảng, giai đoạn 2022-2025”. Theo đó, để thực hiện tốt công tác quản lý đảng viên xuất ngũ, đòi hỏi cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu phải có quyết tâm cao, gắn trách nhiệm của tập thể với vai trò của người đứng đầu để thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý đảng viên xuất ngũ. Song song đó phải phân công cấp ủy, đảng viên phụ trách địa bàn, khu dân cư, hộ gia đình một cách hợp lý để nắm bắt kịp thời, định hướng trao đổi thông tin với đảng viên và gia đình, từ đó có những giải pháp phù hợp trong công tác quản lý.
Phó Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Bù Đăng Phan Văn Viễn
Nghị định 61 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội có thể đăng ký học nghề tại bất cứ cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào mà mình thích học hoặc phù hợp với điều kiện học tập, lao động của bản thân. Đối với Bình Phước, từ năm 2016 đến nay có 497 thanh niên xuất ngũ đăng ký học nghề. Để chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm hiệu quả hơn nữa, ngoài việc tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành điều chỉnh các văn bản phù hợp, các cơ quan, đơn vị liên quan hằng năm khảo sát sớm, tổng hợp số liệu về quân nhân xuất ngũ có nhu cầu học nghề để sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch, dự toán sát với thực tiễn.
Đại tá Trần Đức Thắng, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 7 cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đảng viên là quân nhân xuất ngũ cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đối tượng phát triển đảng, gắn với công tác quy hoạch cán bộ địa phương. Trong đó, có phương án quy hoạch, bố trí việc làm, công tác tại địa phương hoặc phục vụ lâu dài trong quân đội.
"Để đảng viên sau khi xuất ngũ tiếp tục cống hiến, gắn bó với các phong trào của địa phương, đòi hỏi cấp ủy chi bộ cần sâu sát, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, động viên tư tưởng để họ an tâm lao động, sản xuất tại địa phương. Muốn vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tập trung lãnh đạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế để đảng viên sau xuất ngũ có việc làm, cuộc sống ổn định, an cư lập nghiệp trên chính quê hương mình. Đó cũng là điều kiện cần để đảng viên sau khi xuất ngũ phát huy tinh thần trách nhiệm của người đảng viên, từng bước hạn chế việc đảng viên xin miễn sinh hoạt đảng do phải đi làm ăn xa, hay phải làm đơn xin ra khỏi Đảng", Đại tá Trần Đức Thắng, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 7 chia sẻ thêm.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng khẳng định: Công tác phát triển đảng, nâng cao chất lượng đảng viên luôn được Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đặc biệt quan tâm và được cụ thể hóa thông qua các chương trình, đề án góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh ngày càng lớn mạnh. Đối với đội ngũ đảng viên là quân nhân xuất ngũ trở về địa phương, tỉnh luôn xác định đây là đội ngũ hết sức quan trọng. Bởi trải qua quá trình rèn luyện trong quân ngũ, các đảng viên trưởng thành hơn, bản lĩnh chính trị đã vững vàng. Do đó đề nghị thời gian tới, cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên; quan tâm gặp gỡ các đảng viên xuất ngũ để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng; tạo điều kiện thuận lợi cho các đảng viên xuất ngũ tham gia sinh hoạt đảng ở các chi bộ, việc này cũng cần sự linh động, sáng tạo của tổ chức cơ sở đảng.
Đối với các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị cần quan tâm, tạo điều kiện sắp xếp, sử dụng đảng viên xuất ngũ hiệu quả. Trong đó tăng cường kết nối với doanh nghiệp, các trường học để đào tạo nghề, giải quyết việc làm, quá trình đào tạo nghề cần đơn giản hóa các hồ sơ, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đảng viên xuất ngũ./.