(CTTĐTBP) - Phát triển hệ thống sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch; giảm tối đa mức tốn thất sau thu hoạch các loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là các loại cây trồng chủ lực của tỉnh; phát triển thị trường theo hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bền vững, an toàn thực phẩm, có sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đó là mục tiêu mà ĐĂNG NHẬP HI88
đề ra tại Kế hoạch số 354/KH-UBND ngày 30/11/2022 về thực hiện Đề án phát triển hệ thống sơ chế, bảo quản sau thu hoạch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Tại Kế hoạch này, UBND cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan: Hàng năm tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn, hội thảo về phát triển hệ thống sơ chế, bảo quản sau thu hoạch đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương. Xây dựng, hỗ trợ mô hình điểm trình diễn trong sơ chế, bảo quản sau thu hoạch nhằm từng bước thay đổi nhận thức, tư duy về phát triển hệ thống sơ chế, bảo quản sau thu hoạch.
Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện nông dân; vận động nông dân thành lập mới và tham gia có trách nhiệm với các tổ chức trên. Tiếp tục vận động nông dân tham gia chuỗi giá trị trong từng sản phẩm từ sản xuất - thu hoạch - sơ chế - bảo quản - chế biến đến tiêu dùng. Thực hiện đồng bộ giữa phát triển các cơ sở sơ chế, bảo quản nông sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung, trong đó ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của địa phương, mang chỉ dẫn địa lý, chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
Bên cạnh đó, ĐĂNG NHẬP HI88
yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; kiểm dịch xuất - nhập khẩu mặt hàng nông sản có nguồn gốc từ động, thực vật tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản. Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: VietGAP, GlobalGAP, GMP, ISO, HACCP, BRC, FSC... trong tất cả các khâu, nhất là các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
Triển khai nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, kết hợp triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và thương hiệu cho các nông sản chủ lực, đặc sản của tỉnh, địa phương; tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa, số hóa vào các khâu nhằm tạo ra các quy trình sản xuất, mô hình nhà máy thông minh liên kết với vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương có thế mạnh, có tính cạnh tranh cao. Số hóa và cập nhật, cung cấp các thông tin nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước về mặt hàng nông sản cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã bao bì và thương hiệu.
ĐĂNG NHẬP HI88
đưa ra mục tiêu đến năm 2025, trên 50% doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở tham gia sơ chế, bảo quản sau thu hoạch đạt trình độ, năng lực công nghệ sản xuất trung bình tiên tiến trở lên. Khoảng 20% sản phẩm nông sản tham gia chuỗi liên kết, gắn sản xuất với sơ chế, bảo quản, chế biến và thị trường, đảm bảo khoảng 20% sản lượng nông sản đủ điều kiện, có nhu cầu được sơ chế, bảo quản sau thu hoạch. Giảm tổn thất sau thu hoạch bình quân còn 19,2%.
Đến năm 2030, trên 60% doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở tham gia sơ chế, bảo quản sau thu hoạch đạt trình độ, năng lực công nghệ sản xuất trung bình tiên tiến trở lên. Khoảng 35% sản phẩm nông sản tham gia chuỗi liên kết, gắn sản xuất với sơ chế, bảo quản, chế biến và thị trường và khoảng 30% sản lượng nông sản đủ điều kiện, có nhu cầu được sơ chế, bảo quản sau thu hoạch. Giảm tổn thất sau thu hoạch bình quân còn 18,6%./.