(CTTĐTBP) - Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế, thế giới có khoảng 150 triệu lao động trẻ em, có mặt ở mọi lĩnh vực, ngành nghề. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm dù nguyên nhân gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ của các em và chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em năm 2022 với chủ đề “Lao động trẻ em và an sinh xã hội” có ý nghĩa thiết thực khi toàn cầu triển khai việc phòng ngừa lao động trẻ em. Khi các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, việc thu hút trẻ lao động là rất lớn. Do đó, nỗ lực phòng ngừa để giảm thiểu lao động sớm ở trẻ em là vấn đề được đặt ra.
Chung tay hành động
Hơn 11 giờ trưa tại cánh đồng xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, thay vì được vui chơi, sinh hoạt như những các bạn, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nhiều trẻ phải theo ba mẹ làm những công việc đồng áng để mưu sinh. Người dân cho biết vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên các em phải tham gia lao động cùng ba mẹ. Ông Điểu Ken, thôn 7, xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng chia sẻ: “Cánh đồng vắng nên chúng tôi phải ở lại để giữ trâu. Biết là nắng nhưng trẻ nhỏ phải đi theo người lớn luôn. Trẻ em vùng này toàn như vậy hết, theo ba mẹ ra đồng chiều mới về”.
Bên cạnh những khó khăn về đời sống kinh tế, nguyên nhân dẫn tới lao động trẻ em một phần còn do bản thân các em thích có tiền để chi tiêu hơn nên tự nguyện kiếm việc làm dù tuổi còn nhỏ. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh, so với cả nước Bình Phước hiện có số trẻ em lao động rất thấp, tuy nhiên khó khăn trong việc phòng ngừa lao động trẻ em chưa đến tuổi lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế tập trung nhiều ở vùng nông thôn.
Ông Trần Văn Xuân, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đăng Nhập Hi88
nói: “Hiện nay, trẻ em lao động ở đô thị rất dễ phân biệt và có sự can thiệp dễ dàng nhưng trẻ em lao động ở vùng nông thôn rất khó quản lý, rất khó xác định, bởi ba mẹ cũng che giấu, các địa phương cũng chưa thực sự sát sao việc này”.
Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ LĐ-TB&XH quy định. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo các quy định như: Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của trẻ; phải bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tập của trẻ; bảo đảm điều kiện làm việc, phù hợp với lứa tuổi…
“Các văn bản quy định pháp luật của cơ quan Nhà nước đã quy định rõ việc lao động trẻ em ở mức độ nào, lứa tuổi nào và tham gia những công việc gì trong 1 ngày, cường độ lao động, hoặc các công việc nặng nhọc khác nhau ra sao. Do đó, việc lao động trẻ em cần phải xác định và nhìn nhận một cách đầy đủ và chính xác, bởi vì phải theo khuôn khổ, quy định của pháp luật. Đặc biệt là chúng ta đang hướng đến việc quản lý để tránh các tổ chức, cá nhân thuê lao động trẻ em giá rẻ, để bóc lột sức lao động của trẻ”.
Ông Trần Văn Xuân, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phướ
Yêu thương những mầm xanh
Bên cạnh việc chung tay phòng ngừa lao động trẻ em, việc hỗ trợ trẻ của cộng đồng được xác định là một trong những biện pháp giảm thiểu việc lao động tự do sớm ở trẻ. Sự giúp đỡ các em nhỏ bất hạnh, thiếu may mắn trong cuộc sống từ các mô hình, các tổ chức, các trung tâm, các quỹ từ thiện,… không chỉ giúp trẻ kém may mắn trong xã hội cảm nhận thêm sự ấm áp của tình thương, giảm thiểu sự mặc cảm trong cuộc sống mà còn giúp ngăn chặn bóc lột sức lao động.
Ba mẹ mất sớm, gia đình khó khăn, 2 anh em Điểu Bình và Điểu Minh ở ấp 2, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành buộc phải gián đoạn việc học tập của mình. Hiện 2 em sống với người chị gái và 2 đứa cháu nhỏ. Thấu hiểu khó khăn của hoàn cảnh các em, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Minh Lập đã đứng ra vận động mạnh thường quân đỡ đầu hàng tháng để các cháu có điều kiện trang trải cuộc sống và được tiếp tục đến trường. Chị Cao Thị Hồng Việt, Chủ tịch Hội LHPN xã Minh Lập chia sẻ: “Trước hết hội cùng với mạnh thường quân hỗ trợ cho 2 em chi phí sinh hoạt và cả học tập nữa, sau đó sẽ hỗ trợ lâu dài để các em có tương lai hơn”.
Từ khi thành lập đến nay khoảng 10 năm, đã có nhiều trẻ được Mái ấm Minh Trần, huyện Chơn Thành nuôi dưỡng. Mỗi bé vào đây là một mảnh đời khác nhau. Có cháu bị người thân bỏ rơi ngay khi mới lọt lòng, có cháu bị mất cả cha lẫn mẹ, hay những đứa trẻ được đón về từ những bệnh viện, khu chợ, góc phố…nhưng tất cả đều được mái ấm dang rộng vòng tay chăm sóc, yêu thương. Em Nguyễn Tuấn Đạt, Mái ấm Minh Trần, xã Minh Long, huyện Chơn Thành vui vẻ cho biết: “Con vô đây con thấy rất vui và hạnh phúc vì có bạn bè, có sư cô giúp, con cũng được đi học”.
Hiện Mái ấm Minh Trần đang là ngôi nhà ấm áp của 38 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ mồ côi và bị gia đình bỏ rơi. Bé nhỏ nhất hiện hơn 9 tháng tuổi. Luôn coi các em là ruột thịt của mình, nên những “người mẹ” ở đây đều trông nom các em chu đáo. Không chỉ ân cần chăm sóc các em, mái ấm còn giúp các em đến trường. Nhiều em đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng.
Ni sư Thích nữ Thông Nhẫn, Mái ấm Minh Trần, xã Minh Long, huyện Chơn Thành cho biết thêm: “Mục đích chính của mái ấm khi nuôi dưỡng các cháu là làm cho các cháu cảm nhận tình thương, như một gia đình, một mái ấm đó là điều đầu tiên, còn những vấn đề khác như học hành thì mình cố gắng hết sức của mình”.
Ngoài sự chăm lo của mái ấm và bà con phật tử, mỗi dịp lễ, tết các em còn được đón nhận nhiều sự quan tâm của các đơn vị trong tỉnh. Tình cảm cưu mang, chăm sóc từ cộng đồng là niềm động viên rất lớn để các em sống có ích, lớn lên trở thành những công dân tốt cho xã hội.
Không thể phủ nhận lao động trẻ em góp phần giáo dục ý thức yêu lao động, tự lập vươn lên, song, điều nay đặt ra nguy cơ cho sự phát triển lành mạnh của xã hội. Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm theo quy định của pháp luật. Vậy nên, việc giảm thiểu lao động sớm, ngăn ngừa việc bóc lột sức lao động trẻ em cần có sự kết hợp hiệu quả giữa các cấp chính quyền, sự hỗ trợ của các tổ chức, gia đình và xã hội./.