(CTTĐTBP) - Ngày 05/5/2023, ĐĂNG NHẬP HI88
ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND về ban hành Quy chế quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn Đăng Nhập Hi88
.
Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm trong quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.
Đối tượng áp dụng Quy chế là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.
Công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (ngày 09/12/2020). Mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh này.
Nguyên tắc quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ
Theo Quy chế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác quản lý các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh và trực tiếp quản lý Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.
UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn. Phòng LĐ-TB&XH có trách nhiệm giúp UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn cấp huyện.
Các cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công thực hiện các nội dung quản lý theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
Riêng đối với công tác quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ thuộc di tích đã được xếp hạng và di tích thuộc Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Quyết định số 33/2021/QĐ-UBND ngày 08/9/2021 của ĐĂNG NHẬP HI88
ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Đăng Nhập Hi88
.
Nội dung quản lý Nghĩa trang liệt sĩ
Theo Quy chế, nội dung quản lý đối với Nghĩa trang liệt sĩ bao gồm: Xây dựng nội quy, quy chế quản lý, xác lập sơ đồ vị trí mộ, hồ sơ quản lý mộ. Tiếp nhận, tổ chức an táng liệt sĩ, cải táng hài cốt liệt sĩ do các đơn vị quy tập bàn giao, xây vỏ mộ và khắc bia ghi tên trên mộ liệt sĩ theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH.
Quản lý, bảo vệ, chăm sóc phần mộ liệt sĩ, vườn hoa, cây cảnh, khuôn viên và các công trình khác của nghĩa trang, bảo đảm luôn sạch đẹp và trang nghiêm; thể hiện là công trình văn hóa lịch sử để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ.
Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn thân nhân liệt sĩ đến thăm viếng mộ liệt sĩ; xác nhận và đề nghị thanh toán chế độ thăm viếng mộ theo quy định cho thân nhân liệt sĩ. Phục vụ lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ của các đoàn đại biểu đến viếng trong các dịp kỷ niệm và các sự kiện văn hóa, chính trị - xã hội.
Thực hiện nguyện vọng di chuyển hài cốt liệt sĩ của thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ theo quy định tại khoản 2 Điều 157 và Điều 159 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Xây dựng kế hoạch nâng cấp, tu bổ các phần mộ, nghĩa trang liệt sĩ hàng năm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đối với các phần mộ đã di chuyển hài cốt, được sửa chữa lại vỏ mộ và trong danh sách quản lý phải ghi rõ hài cốt đã di chuyển về quê quán; lập biên bản bàn giao hài cốt cho thân nhân liệt sĩ và lưu giữ hồ sơ di chuyển.
Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các đoàn thể, các sở, ngành làm tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ.
Nội dung quản lý mộ liệt sĩ
Theo Quy chế, mộ liệt sĩ phải được quản lý, sửa chữa, tu bổ, thường xuyên chăm sóc.
Mộ liệt sĩ trong cùng một nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng thống nhất theo quy định tại khoản 2, Điều 152 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.
Quy trình, thủ tục đính chính thông tin trên bia mộ được thực hiện theo quy định tại Điều 145, 147, 154 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP./.